TIẾN BỘ KỸ THUẬT CỘNG HƯỞNG TỪ TRONG ĐÁNH GIÁ U TẾ BÀO ĐỆM

Lê Văn Phước1,
1 Khoa Chẩn đoán Hình ảnh Bệnh viện Chợ Rẫy

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

TÓM TẮT
U tế bào đệm não là u não nguyên phát thường gặp nhất, có tiên lượng xấu, tỉ lệ tàn phế, tử vong cao đặc biệt u tế bào đệm độ các cao. MRI thường qui là kỹ thuật hình ảnh chuẩn hiện nay trong đánh giá u tế bào đệm. Các chuỗi xung cơ bản được sử dụng gồm: T1W, T2W, FLAIR, T1+Gd. MRI thường qui cung cấp các thông tin lâm sàng quan trọng của u. Tuy nhiên, MRI thường qui không đặc hiệu, không phản ánh tính chất sinh học phức tạp của u, giới hạn trong phân độ mô học, trong chẩn đoán phân biệt u với các bệnh lý khác như viêm nhiễm, xơ não rải rác… Gần đây, có sự phát triển các kỹ thuật MRI mới, ứng dụng
ngày càng nhiều như: kỹ thuật khuếch tán, khuếch tán theo hướng, bó sợi thần kinh, tưới máu, phổ và chức năng. Các kỹ thuật cung cấp thêm thông tin bổ sung cho MRI thường qui trong đánh giá u tế bào đệm về mật độ tế bào, xâm lấn chất trắng, sự thiếu oxy, hoại tử, tăng sinh mạch, tính thấm thành mạch, liên quan u với các vùng chức năng thần kinh. Các kỹ thuật này giúp chẩn đoán chính xác hơn, lập kế hoạch phẫu thuật, theo dõi sau điều trị. Bài viết giới thiệu nguyên lý cơ bản và ứng dụng lâm sàng
các tiến bộ kỹ thuật MRI trong u tế bào đệm ở não đã thực hiện tại bệnh viện Chợ Rẫy.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. American College of Radiology. ACR Appropriateness Criteria®, 2017.
2. Benjamin M.Ellingson, Consensus recommendations for a standardized brain tumor imaging protocol in clinical trials, Neurooncology, 2015.
3. CBTRUS 2018.
4. Chen CY, Proton magnetic resonance spectroscopy-guided biopsy for cerebral glial tumors. J Formos Med Assoc, 2004.
5. European Commission, fMRI, 2013.
6. Inoue T, Ogasawara K, Beppu T, Diffusion tensor imaging for preoperative evaluation of tumor grade in gliomas. Clinical Neurology and Neurosurgery,2005
7. Hari Nandu, Imaging in neuro-oncology, Therapeutic advences in neurological Disorders, 2018.
8. Law M, Yang S, Wang H, Glioma grading: sensitivity, specificity, and predictive values of perfusion MR imaging
and proton MR spectroscopic imaging compared with conventional MR imaging. Am J Neuroradiol 2003.
9. Riyadh N. Al-Okaili, Advanced MR Imaging Techniques in the Diagnosis of Intraaxial Brain Tumors in Adults, Radiographics, 2006.
10. Sugahara T, Korogi Y, Posttherapeutic intraaxial brain tumor: the value of perfusion-sensitive contrast-enhanced
MR imaging for differentiating tumor recurrence from nonneoplastic contrast-enhancing tissue. American Journal of Neuroradiology,2000.