NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ CỦA SIÊU ÂM TRONG CHẨN ĐOÁN HẸP ĐỘNG MẠCH CẢNH TRONG ĐOẠN NGOÀI SỌ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá giá trị của siêu âm 2D và siêu âm Doppler màu trong chẩn đoán hẹp động mạch cảnh trong đoạn ngoài
sọ, đối chiếu với chụp mạch số hoá xoá nền (DSA).
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu với mẫu 18 bệnh nhân được chẩn đoán hẹp động mạch cảnh trong đoạn
ngoài sọ bằng siêu âm, dựa trên 2 phương pháp là tính chỉ số đường kính (phương pháp NASCET) trên siêu âm 2D và dựa theo
thay đổi của các chỉ số vận tốc trên siêu âm Doppler màu. Kết quả có đối chiếu với DSA, được xem là tiêu chuẩn vàng trong
xác định mức độ hẹp.
Kết quả: Lấy DSA làm tiêu chuẩn vàng, tỉ lệ hẹp ĐM cảnh có ý nghĩa (>70%) trên siêu âm theo chỉ số đường kính (phương
pháp NASCET) và theo các chỉ số vận tốc phát hiện được lần lượt 77,8% và 50%, tỉ lệ này là 77,8% khi kết hợp cả 2 phương
pháp, bằng với đánh giá theo đường kính. Có sự tương quan chặt chẽ giữa tỉ lệ hẹp trên siêu âm tính theo phương pháp NASCET và trên DSA với r = 0.674 (p = 0.002). Không có sự tương quan tuyến tính giữa chỉ số PSV trên siêu âm và trên chụp DSA (p > 0.05). Mức độ đồng hợp giữa hai phương pháp siêu âm 2D và Doppler trong xác định mức độ hẹp mạch cảnh là thấp, với giá trị Kappa = 0.44 (p=0.002).
Kết luận: Siêu âm là phương pháp dễ tiếp cận, rẻ tiền, không xâm lấn nhưng đáng tin cậy trong việc ước tính mức độ hẹp động
mạch cảnh trong đoạn ngoài sọ và siêu âm 2D sử dụng phương pháp đo NASCET có độ chính xác cao hơn siêu âm Doppler.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Hẹp động mạch cảnh trong đoạn ngoài sọ,, NASCET, siêu âm Doppler, chụp mạch số hoá xoá nền
Tài liệu tham khảo
biến nhồi máu não trên lều. Y học Việt Nam, 2004. 301(số đặc biệt): p. tr. 283-289.
2. Flaherty, M.L., et al., Population-Based Study of Symptomatic Internal Carotid Artery Occlusion Incidence and
Long-Term Follow-Up. Stroke, 2004. 35(8): p. e349-e352.
3. GRILLO, P. and R.H. PATTERSON, Occlusion of the carotid artery: Prognosis (natural history) and the
possibilities of surgical revascularization. Stroke, 1975. 6(1): p. 17-20.
4. Thanvi, B. and T. Robinson, Complete occlusion of extracranial internal carotid artery: clinical features,
pathophysiology, diagnosis and management. Postgraduate medical journal, 2007. 83(976): p. 95-99.
5. Powers, W.J., et al., Benign prognosis of never-symptomatic carotid occlusion. Neurology, 2000. 54(4): p. 878-882.
6. Lê Văn Thành, L.T.L.v.C., Nghiên cứu sơ bộ về dịch tễ học bệnh tai biến mạch máu não tại ba tỉnh thành phía
Nam, TP Hồ Chí Minh, Tiền Giang và Kiên Giang. Kỷ yếu Công trình nghiên cứu khoa học 1994- 1995, Đại
Học Y Dược TP Hồ Chí Minh, 1995: p. tr. 163-169.
7. Adams, H.P., et al., Classification of subtype of acute ischemic stroke. Definitions for use in a multicenter
clinical trial. TOAST. Trial of Org 10172 in Acute Stroke Treatment. Stroke, 1993. 24(1): p. 35-41.
8. Furlan, A.J., J.P. Whisnant, and T.P. Kearns, Unilateral visual loss in bright light: an unusual symptom of carotid
artery occlusive disease. Archives of neurology, 1979. 36(11): p. 675-676.
9. Yanagihara, T., D.G. Piepgras, and D.W. Klass, Repetitive involuntary movement associated with episodic
cerebral ischemia. Annals of neurology, 1985. 18(2): p. 244-250.
10. Fürst, G., et al., Reliability and validity of noninvasive imaging of internal carotid artery pseudo-occlusion.
Stroke, 1999. 30(7): p. 1444-1449.
11. Lev, M.H., et al., Total occlusion versus hairline residual lumen of the internal carotid arteries: accuracy of
single section helical CT angiography. American journal of neuroradiology, 2003. 24(6): p. 1123-1129.
12. Chen, C.-J., et al., Multi-Slice CT angiography in diagnosing total versus near occlusions of the internal carotid
artery comparison with catheter angiography. Stroke, 2004. 35(1): p. 83-85.
13. Jovin, T.G., et al., Emergent stenting of extracranial internal carotid artery occlusion in acute stroke has a high
revascularization rate. Stroke, 2005. 36(11): p. 2426-2430.
14. Tallarita, T., G. Lanzino, and A.A. Rabinstein, Carotid intervention in acute stroke. Perspectives in vascular
surgery and endovascular therapy, 2010. 22(1): p. 49-57.