NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CHT CHẨN ĐOÁN PHÂN ĐỘ GIAI ĐOẠN T CỦA UNG THƯ BÀNG QUANG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
TÓM TẮT
Mục đích: Mô tả đặc điểm hình ảnh và giá trị CHT trong chẩn đoán phân độ giai đoạn T của ung thư bàng quang.
Đối tượng và phương pháp: Mô tả tiến cứu 43 BN u bàng quang (trong đó 38 BN có u nguồn gốc từ mô bệnh học u bàng quang, 5 bệnh nhân có mô học từ nguồn gốc khác), được chụp CHT, được phẫu thuật (phẫu thuật cắt u nội soi hay phẫu thuật toàn bộ), thời gian từ tháng 5 năm 2017 đến tháng 6 năm 2018 tại bệnh viện K Trung ương cơ sở Tân Triều. Tất cả phim được đọc đánh giá trước phẫu thuật và so sánh với mô bệnh học sau phẫu thuật đánh giá u bề mặt (T1 hoặc thấp hơn) và u xâm nhập (T2 hoặc cao hơn).
Kết quả: Trong tổng số 38 BNTuổi hay gặp 56 ± 13,24, nam/ nữ ≈ 7/1; Tổng số 61 khối u, vị trí u hay gặp nhất thành bên 30,7%, phần lớn là 1 khối u (26/38), kích thước trung bình 23,47 ± 14,09 mm, khối lớn nhất 68 mm, khối nhỏ nhất 7 mm;
U có hình dạng polyp hay gặp nhất 25/38 BN (65,8%); Đánh giá trên CHT các khối u ở giai đoạn T1 hoặc thấp hơn 30/38 BN (78,9%), T2 hoặc cao hơn 8/38 BN (21,1%, trong đó 4 BN giai đoạn T2, 1 BN giai đoạn T3 và 3 BN giai đoạn T4), không có mối tương quan giữa số lượng u và phân độ giai đoạn u (p>0,05). Có mối tương quan giữa hình dáng u và phân độ giai đoạn T của u (p< 0,001). Khi phối hợp chuỗi xung T2W và DCE trong chẩn đoán giai đoạn T độ nhạy 79,3 %, độ đặc hiệu 100%, độ chính xác 84,2 %. Khi phối hợp 2 chuỗi xung đó với DWI trong phân độ giai đoạn T u bàng quang độ nhạy tăng lên 96,5%, độ đặc hiệu 66,7%, độ chính xác đạt 89,5% , giá trị dự báo dương tính là 90,3 %; Chỉ số Cohen’s Kappa = 0,685 có mối tương hợp tốt giữa kết quả MRI và GPB trong chẩn đoán phân độ giai đoạn T của UTBQ (p<0,001). Ngoài ra, trong tổng số 36 BN có ung thư biểu mô đường niệu, giá trị ADC ở các bệnh nhân giai đoạn T1 hoặc thấp hơn ở 29/36 BN trung bình 1,138 × 10–3mm2/s và 7/36 giai đoạn T2 hoặc cao hơn 0,79 - 10–3mm2/s, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,001). Tổng số 29/38 BN (76,3%) đã được điều trị phẫu thuật nội soi sinh thiết lớp cơ dưới nền u, 9/38 BN đã được phẫu thuật cắt bàng quang toàn bộ, hoặc điều trị
hóa chất toàn thân trước khi phẫu thuật.
Kết luận: CHT là phương pháp chẩn đoán hình ảnh có giá trị chẩn đoán chính xác giai đoạn T của UTBQ hữu ích cho lập kế hoạch điều trị.
Từ khóa
ung thư bàng quang, cộng hưởng từ bàng quang
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
1. Takeuchi M., Sasaki S., Ito M., et al. (2009). Urinary Bladder Cancer: Diffusion-weighted MR Imaging— Accuracy for Diagnosing T Stage and Estimating Histologic Grade. Radiology, 251(1), 112–121.
2. Verma S., Rajesh A., Prasad S.R., et al. (2012). Urinary Bladder Cancer: Role of MR Imaging. RadioGraphics, 32(2), 371–387.
3. Takeuchi M., Sasaki S., Naiki T., et al. (2013). MR imaging of urinary bladder cancer for T-staging: A review and a pictorial essay of diffusion-weighted imaging: DWI of Urinary Bladder Cancer Staging. J Magn Reson Imaging, 38(6), 1299–1309.
4. Edge S.B. and Cancer A.J.C. on (2010), AJCC cancer staging handbook: from the AJCC cancer staging manual, Springer New York.
5. Cancer Statistics, 2006 - Jemal - 2006 - CA: A Cancer Journal for Clinicians - Wiley Online Library. , accessed: 07/12/2018.
6. Lê Thanh Dũng (2003). Nghiên cứu giá trị của chụp cắt lớp vi tính trong chẩn đoán u bàng quang. Luận văn tốt nghiệp nội trú(Đại học Y khoa Hà Nội).
7. Dobruch J., Daneshmand S., Fisch M., et al. (2016). Gender and bladder cancer: a collaborative review of etiology, biology, and outcomes. Eur Urol, 69(2), 300–310.
8. Lê Minh Hoàn Nghiên cứu giá trị của chụp cắt lớp vi tính 64 dãy đầu dò trong ung thư bàng quang. Luận văn thạc sỹ y khoa.Đại học Y khoa Hà Nội.
9. Phạm Văn Yến Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng mô bệnh học của ung thư bàng quang và kết quả sớm của phẫu thuật cắt bàng quang toàn bộ. Luận Văn bác sỹ chuyên khoa cấp II.Đại học Y khoa Hà Nội.
10. Neoplasms of the Urinary Bladder: Radiologic-Pathologic Correlation | RadioGraphics. , accessed: 07/11/2018.
11. SCATTONI V., RIGATTI P., COBELLI F.D., et al. DYNAMIC GADOLINIUM-ENHANCED MAGNETIC RESONANCE IMAGING IN STAGING OF SUPERFICIAL BLADDER CANCER. 6.
12. Hafeez S. and Huddart R. (2013). Advances in bladder cancer imaging. BMC Med, 11(1), 104.
13. Green D.A., Durand M., Gumpeni N., et al. (2012). Role of magnetic resonance imaging in bladder cancer: current status and emerging techniques: MRI IN BLADDER CANCER: STATUS AND EMERGING TECHNIQUES. BJU Int, 110(10), 1463–1470.
14. Catalina WJ (1992). Bladder cancer. Campbell. Urology.... - Google Scholar. , accessed: 07/12/2018.
15. Tritschler S., Mosler C., Straub J., et al. (2012). Staging of muscle-invasive bladder cancer: can computerized tomography help us to decide on local treatment?. World J Urol, 30(6), 827–831.
16. Tekes A., Kamel I., Imam K., et al. (2005). Dynamic MRI of bladder cancer: evaluation of staging accuracy. Am J Roentgenol, 184(1), 121–127.
17. Saito W., Amanuma M., Tanaka J., et al. (2000). Histopathological analysis of a bladder cancer stalk observed
on MRI. Magn Reson Imaging, 18(4), 411–415.