TỤY LẠC CHỖ TẠI RUỘT NON VỚI BIẾN CHỨNG VIÊM HOẠI TỬ RUỘT BÁO CÁO MỘT TRƯỜNG HỢP HIẾM VÀ TỔNG KẾT TRÊN Y VĂN

Bs Mai Văn Hải1, Bs Ngô Lê Lâm2, Bs Vũ Đăng Lưu2, Gs Phạm Minh Thông2, Bs Đỗ Mạnh Cường3, Bs Vũ Thị Nhung3
1 Bác sĩ nội trú- Đại học Y Hà Nội
2 Khoa Chẩn đoán hình ảnh BV Bạch Mai
3 Khoa Giải Phẫu Bệnh- BV Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Tổng quan: Tụy lạc chỗ là một bệnh lý bẩm sinh hiếm gặp, được định nghĩa khi mô tụy nằm ngoài vị trí và không có mối
liên quan về giải phẫu hoặc mạch máu so với tuyến tụy bình thường. Tụy lạc chỗ có thể gặp ở bất kỳ vị trí nào trong đường tiêu
hóa nhưng rất hiếm gặp ở ruột non. Chẩn đoán trước mổ khá khó khăn vì triệu chứng lâm sàng thường không đặc hiệu. Trong
bài báo này, chúng tôi xin trình bày một trường hợp tụy lạc chỗ tại ruột non với biến chiếm viêm hoại tử ruột, được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật.
Ca lâm sàng: Bệnh nhân nam 40 tuổi vào viện vì đau bụng cấp tính vùng thượng vị giống tính chất đau của thủng tạng
rỗng. Chụp cắt lớp vi tính (CT) ổ bụng có tiêm thuốc cản quang phát hiện một khối tỷ trọng tổ chức nằm trong mạc treo vị trí
hạ sườn trái kèm thâm nhiễm mỡ xung quanh. Bên cạnh đó trên hình ảnh CT nghi ngờ hoại tử và dày thành các quai ruột vùng
lân cận khối do xoắn mạc treo và mạch mạc treo ruột tương ứng (dấu hiệu xoáy nước). Bệnh nhân được phẫu thuật cắt bỏ đoạn
ruột non và phần mạc treo nghi có khối u. Kết quả giải phẫu bệnh là tổn thương viêm hoại tử niêm mạc ruột / mô tụy lạc chỗ
tại ruột non.
Kêt luận: Mặc dù tụy lạc chỗ là bệnh lý hiếm gặp, nhưng vẫn nên đặt ra trong chẩn đoán phân biệt khi phát hiện một khối
tại mạc treo hoặc trong thành ruột non mà có viêm và hoại tử các quai ruột lân cận.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lai E C, Tompkins R K (1986). Heterotopic pancreas. Review of a 26 year experience. Am J Surg, 151(6), pp.697-700.
2. Emerson L, Layfield L J, Rohr L R et al (2004). Adenocarcinoma arising in association with gastric heterotopic pancreas: A case report and review of the literature. J Surg Oncol, 87(1), pp.53-7.
3. Papaziogas B, Koutelidakis I, Tsiaousis P et al (2008). Carcinoma developing in ectopic pancreatic tissue in the stomach: a case report. Cases J, 1(1), pp.249.
4. Elfbing G, Hastbacka J (1965). Pancreatic heterotopias and its clinical importance. Acta Chir Scand, 130, pp.593-602.
5. Barbosa D E, Castro J J, Dockerty M B et al (1946). Pancreatic heterotopias: review of the literature and report of 41 authenticated surgical cases, of which 25 were clinically significant. Surg Gynecol Obstet, 82, pp.527-42.
6. Debord J R, Majarakis J D, Nyhus L M (1981). An unusual case of heterotopic pancreas of the stomach. Am J Surg, 141(2), pp.269-73.
7. Shetty A, Paramesh A S, Dwivedi A J et al (2002). Symptomatic ectopic pancreas. Clinical Review, 58, pp.203-07.
8. O’reilly D J, Craig R M, Lorenzo G et al (1983). Heterotopic pancreas mimicking carcinoma of the head of the
pancreas: a rare cause of obstructive jaundice. J Clin Gastroenterol, 5(2), pp.165-8.
9. Pang L C (1988). Pancreatic heterotopia: a reappraisal and clinicopathologic analysis of 32 cases. South Med J, 81(10), pp.1264-75.
10. Agale S V, Agale V G, Zode R R et al (2009). Heterotopic pancreas involving stomach and duodenum. J Assoc Physicians India, 57, pp.653-4.
11. Trifan A, Tarcoveanu E, Danciu M et al (2012). Gastric heterotopic pancreas: an unusual case and review of the literature. J Gastrointestin Liver Dis, 21(2), pp.209-12.