ĐIỀU TRỊ PHÌNH ĐỘNG MẠCH NÃO VỠ SAU CHẤN THƯƠNG BẰNG CAN THIỆP NỘI MẠCH TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY

Lê Văn Phước1, Nguyễn Huỳnh Nhật Tuấn1, Lê Văn Khoa1, Nguyễn Văn Tiến Bảo1,
1 Bệnh viện Chợ Rẫy

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

TÓM TẮT
Mở đầu: Phình động mạch não chấn thương hiếm, chiếm khoảng 1% hoặc ít hơn so với phình mạch não chung. Nó có thể xảy ra sau chấn thương nhẹ hoặc trầm trọng và liên quan có ý nghĩa với tỷ lệ khuyết tật và tử vong cao đến 50%. Nguyên nhân bệnh sinh, cơ chế bệnh học và phương pháp điều trị khác biệt so với các phình mạch não vỡ khác. Bởi vậy mục đích điều trị nhằm ngăn ngừa xuất huyết tái phát và đảm bào thành mạch không diễn tiến bóc tách.
Đối tượng và phương pháp: Can thiệp nội mạch điều trị phình động mạch não vỡ do chấn thương được thực hiện tại Khoa Chẩn đoán hình ảnh, bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 01/2017 đến tháng 05/2018, với kỹ thuật thực hiện: chụp mạch xóa nền xác định phình bóc tách mạch não, luồn vi ống thông vào phình và nút phình bằng coils và hoặc stent trợ coils hoặc đặt stent. Nó có thay đổi dòng chảy ngang qua phình mạch. Hiệu quả và độ an toàn được đánh giá dựa vào các biến: tắc hoàn toàn hay bán phần túi phình, tỉ lệ thành công thủ thuật, cải thiện lâm sàng, biến chứng thủ thuật.
Kết quả: 33 ca phình động mạch não chấn thương vỡ, được điều trị bằng can thiệp nội mạch, thành công kỹ thuật 31/33 ca (93,9%), stent trợ coils (72,7), tắc động mạch mang (15,2%), tắc coil đơn thuần (6,1%). Cải thiện lâm sàng tốt m-RS (0-2) đạt 25/33 ca (75,7%) , 5/33 ca (15,2%) vỡ tái phát và diễn tiến bóc tách dẫn đến tử vong 03 ca (9,1%), khuyết tật thần kinh và không cải thiện lâm sàng (15,2%).
Kết luận: Can thiệp nội mạch điều trị phình động mạch não chấn thương vỡ là phương pháp an toàn và hiệu quả cao, cải thiện lâm sàng tốt, biến chứng tử vong thấp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chao-Bao Luo, Michael Mu-Huo Teng, Feng-Chi Chang (2004). Endovascular Management of the Traumatic Cerebral Aneurysms Associated with Traumatic Carotid Cavernous Fistulas. American Journal of Neuroradiology. 25 (3) 501-505.
2. George Kwok Chu Wong, Wai Sang Poon, Simon Chun Ho Yu et al. (2012). Treatment of ruptured intracranial dissecting aneurysms in Hong Kong. Surg Neurol Int, 1: 84.
3. Giuseppe Talamonti, Giuseppe D’Aliberti, Massimo Collice et al. (2015). Management of Traumatic Intracranial Aneurysms. Neurosurgery.
4. Jefferson T Miley, Gustavo J Rodriguez, Adnan I Qureshi et al. (2008). Traumatic Intracranial Aneurysm Formation following Closed Head Injury. J Vasc Interv Neurol, 1(3): 79–82
5. Kamlesh S Bhaisora, Sanjay Behari, Chaitanya Godbole, Rajendra V Phadke. (2016). Traumatic aneurysms of
the intracranial and cervical vessels: A review. Neuro india, 64,(1)
6. Lê Văn Phước, Nguyễn Huỳnh Nhật Tuấn, Lê Văn Khoa (2017), Điều trị phình lớn và khổng lồ động mạch não bằng stent thay đổi dòng chảy. Tạp chí y học TP. Hồ Chí Minh.
7. Munakomi S, Tamrakar K, Chaudhary P et al. (2015). Traumatic anterior cerebral artery aneurysm in a 4-year
old child. F1000Research. 4:804
8. Mao Z, Wang N, Hussain, Zhi X, Ling F et al. (2012). Traumatic intracranial aneurysms due to blunt brain injury-a single center experience.Acta Neurochir. 154(12):2187-93.
9. Phạm Minh Thông, Vũ Đăng Lưu (2015). Kết quả điều phình phình động mạch não phức tạp bằng Stent thay đổi dòng chảy. Tạp chí nghiên cứu y học. 93 (1).