NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU ĐỘNG MẠCH THÂN TẠNG VÀ HỆ ĐỘNG MẠCH GAN Ở NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH BẰNG X QUANG CẮT LỚP VI TÍNH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
TÓM TẮT
Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm đánh giá các đặc điểm giải phẫu của động mạch thân tạng và hệ động mạch gan ở người Việt Nam trường thành bằng X quang cắt lớp vi tính.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu, cắt ngang mô tả dựa trên phân tích hình ảnh X quang cắt lớp vi tính bụng có tiêm thuốc tương phản thì động mạch của 600 bệnh nhân, từ tháng 07/2016 đến 11/2016, tại khoa Chẩn đoán hình ảnh, bệnh viện Đại học Y Dược TpHCM.
Kết quả: ĐMTT tách từ ĐMCB thay đổi trong khoảng 1/3 dưới T11 đến 1/3 trên L2, với hơn 70% ĐMTT ngang mức 1/3 dưới T12, T12 – L1 và 1/3 trên L1. ĐMTT dạng thường gặp (Uflacker dạng 1) chiếm 87,7% trường hợp, dạng thay đổi chiếm
12,3% trường hợp với dạng thân gan – lách (Uflacker dạng 2) hay gặp nhất chiếm 4,0%. ĐMTT mơ hồ chiếm 3,1%. Nguyên ủy ĐMG chung từ ĐMTT phổ biến nhất chiếm 92,7%, kế đến là từ ĐMMTTT (4,0%) và từ ĐMCB (1,2%). Hệ ĐMG dạng thường gặp (Michels dạng 1) chiếm 73%. Hệ ĐMG dạng thay đổi chiếm 27%, Michels dạng 2 phổ biến nhất (7%), kế đến là dạng 3 (5,7%), dạng 9 (3,8%) và các dạng khác. Dạng 10 không có trong nghiên cứu. Có 3,2% trường hợp dạng hệ ĐMG không được đề cập trong bảng phân loại của Michels. Chiều dài và đường kính trung bình của ĐMTT lần lượt là 28,29 ± 6,68mm và 7,33
± 1,15mm. Khoảng cách trung bình ĐMTT – ĐMMTTT là 20,51 ± 4,17mm. Kích thước ĐMTT ở nữ nhỏ hơn ở nam (p<0,05). Chiều dài và đường kính trung bình của ĐMG chung lần lượt là 32,43 ± 8,49mm và 5,40 ± 1,04mm. Đường kính trung bình ĐMG riêng là 4,45 ± 0,87mm. Kích thước ĐMG ở nữ nhỏ hơn ở nam (p<0,05). Trong nhóm có dạng thay đổi giải phẫu, có sự giảm đường kính các nhánh động mạch; giảm chiều dài ĐMTT; nhưng tăng chiều dài ĐMG chung (p<0,05). Ngoài ra, chúng tôi còn ghi nhận sự tương quan có ý nghĩa giữa đường kính và chiều dài ĐMTT; chiều dài ĐMTT và khoảng cách đến ĐMMTTT; đường kính và chiều dài ĐMG chung; đường kính ĐMG chung và đường kính ĐMG riêng (p<0,05).
Kết luận: Nắm vững giải phẫu ĐMTT, hệ ĐMG cũng như các dạng thay đổi thường gặp trong dân số giúp ích trong hỗ trợ chọn lựa phương pháp điều trị và lên kế hoạch thực hiện phẫu thuật. X quang cắt lớp vi tính là phương tiện không xâm lấn đáng tin cậy để quan sát rõ các đặc điểm phân bố ĐMTT và hệ ĐMG.
Từ khóa
Biến thể giải phẫu, Động mạch thân tạng (ĐMTT), Động mạch gan chung (ĐMG chung), Động mạch gan riêng (ĐMG riêng), X quang cắt lớp vi tính (XQCLVT)
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
1. Lê Văn Cường (1994), “Các dạng động mạch gan ở người Việt Nam”, Hình thái học. 4 (1), tr. 4-6.
2. Lê Văn Cường (2012), Các dạng và kích thước động mạch ở người Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, TpHCM, tr. 102 - 148.
3. Trần Sinh Vương (2012), “Nghiên cứu về nguyên ủy, các dạng phân nhánh của động mạch gan ở người Việt Nam trưởng thành”, Tạp chí Y học thực hành. 817 (4), tr. 73 - 75.
4. Araujo Neto S. A. et al. (2016), “Multidetector computed tomography angiography of the celiac trunk and hepatic arterial system: normal anatomy and main variants”, Radiol Bras. 49 (1), pp. 49-52..
5. Araujo Neto S. A. et al. (2015), “Anatomical variations of the celiac trunk and hepatic arterial system: an analysis using multidetector computed tomography angiography”, Radiol Bras. 48 (6), pp. 358-362..
6. Garima Sehgala, A.K. Srivastavab, P.K. Sharmac, Navneet Kumarc, Ragini Singhd, et al. (2013), “Morphometry of the celiac trunk: a multidetector computed tomographic angiographic study”, Journal of the Anatomical Society of India. 62, pp. 23 - 27..
7. Hafezji H. M. et al. (2016), “A Study of Morphometric Variations of Celiac Trunk Using Computed Tomographic
Angiography”, Indian Journal of Clinical Anatomy and Physiology 2016. 3, pp. 86-90..
8. Iezzi R. et al. (2008), “Multidetector-row CT angiographic imaging of the celiac trunk: anatomy and normal variants”, Surg Radiol Anat. 30 (4), pp. 303-310..
9. Koops A. et al. (2004), “Anatomic variations of the hepatic arteries in 604 selective celiac and superior mesenteric angiographies”, Surg Radiol Anat. 26 (3), pp. 239-244..
10. Mugunthan N. et al. (2016), “Variations in the Origin and Course of Right Hepatic Artery and its Surgical Significance”, J Clin Diagn Res. 10 (9), pp. Ac01-ac04..
11. Panagouli E. et al. (2011), “A morphometric study concerning the branching points of the main arteries in
humans: relationships and correlations”, Ann Anat. 193 (2), pp. 86-99.
12. Pinal-Garcia D. F. et al. (2018), “The Celiac Trunk and Its Anatomical Variations: A Cadaveric Study”, J Clin Med Res. 10 (4), pp. 321-329..
13. Song S. Y. et al. (2010), “Celiac axis and common hepatic artery variations in 5002 patients: systematic analysis with spiral CT and DSA”, Radiology. 255 (1), pp. 278-288..
14. Sureka B. et al. (2013), “Variations of celiac axis, common hepatic artery and its branches in 600 patients”, Indian J Radiol Imaging. 23 (3), pp. 223-233..
15. Thangarajah A. et al. (2016), “Celiac Axis, Common Hepatic and Hepatic Artery Variants as Evidenced on MDCT Angiography in South Indian Population”, J Clin Diagn Res. 10 (1), pp. Tc01-05..
16. Ugurel M. S. et al. (2010), “Anatomical variations of hepatic arterial system, coeliac trunk and renal arteries: an analysis with multidetector CT angiography”, Br J Radiol. 83 (992), pp. 661-667..
17. Farghadani M. et al. (2016), “Anatomical variation of celiac axis, superior mesenteric artery, and hepatic artery: Evaluation with multidetector computed tomography angiography”, Journal of Research in Medical Sciences : The Official Journal of Isfahan University of Medical Sciences. 21, pp. 129..
18. Osman A. M. et al. (2016), “Celiac trunk and hepatic artery variants: A retrospective preliminary MSCT report among Egyptian patients”, The Egyptian Journal of Radiology and Nuclear Medicine. 47 (4), pp. 1451-1458..