CHỤP CT HAI MỨC NĂNG LƯỢNG: NGUYÊN LÝ VÀ ỨNG DỤNG LÂM SÀNG

Lê Văn Phước1,
1 Khoa Chẩn đoán hình ảnh bệnh viện Chợ Rẫy

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

TÓM TẮT
Chụp cắt lớp vi tính là ngành hình ảnh y học hiện đại phát triển rất nhanh với nhiều tiến bộ kỹ thuật. CT hai mức năng lượng (DECT) là sự phát triển mới mang lại rất nhiều hứa hẹn gia tăng khả năng hoạt động của CT. CT thường qui dùng một chùm tia và hình ảnh tạo ra đơn thuần do khác biệt hấp thụ tia X. Ở DECT hình ảnh được tạo ra từ hai mức năng lượng. Hai mức điện thế đặt thông thường là 80 và 140 kVp để tạo ra khác biệt về phổ lớn nhất. DECT phân biệt các thành phần của vật chất bởi khác biệt các mức năng lượng. Hiện nay DECT được chỉ định rộng rãi, và một số sử dụng thường qui lâm sàng. Các ứng dụng bao gồm: đánh giá tăng quang các tổn thương khu trú, tưới máu phổi, loại trừ xương trong chụp mạch, hiển thị mảng xơ vữa, phân biệt sỏi thận, phát hiện nốt tophi… Bài viết giới thiệu một số nguyên lý và ứng dụng lâm sàng cơ bản của DECT.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cynthia H. McCollough, Dual- and Multi-Energy CT: Principles, Technical Approaches, and Clinical Applications,
Radiographics, 2015
2. DeCecco CN, Darnell A, Rengo M, et al. Dual-energy CT: oncologic applications. AJR Am J Roentgenol, 2012
3. Hyun Woo Goo,Dual-Energy CT: New Horizon in Medical Imaging, Korean J Radiol 2017
4. Johnson TR, Dual-energy CT: general principles, AJR Am J Roentgenol, 2012
6. Joseph R. Grajo, Dual energy CT in practice: Basic principles and applications, Applied Radiology, 2016
7. McCollough CH, Dual- and multienergy CT: principles, technical approaches, and clinical applications, Radiology, 2015
8. Shima Aran, Applications of Dual-Energy CT in Emergency Radiology, AJR, 2014
9. Silva AC, Morse BG, Hara AK, et al. Dual-energy (spectral) CT: applications in abdominal imaging. Radiographics, 2011