NHÂN MỘT VÀI TRƯỜNG HỢP ĐIỀU TRỊ VIÊM GÂN VÔI HÓA BẰNG CHỌC HÚT VÔI DƯỚI HƯỚNG DẪN SIÊU ÂM

Vương Thu Hà1, Đặng Thị Bích Nguyệt1, Lê Tuấn Linh1, Bùi Văn Lệnh1,
1 Khoa chẩn đoán hình ảnh, bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

TÓM TẮT
Viêm gân vôi hoá là bệnh lý thường gặp do lắng đọng các tinh thể canxi hydroxyapatite tại các điểm bám gân. Bệnh có thể gặp ở mọi gân trong cơ thể và gặp cả ở các dây chằng, tuy nhiên hay gặp nhất là ở gân cơ đai xoay, gân quanh mấu chuyển lớn, gân quanh khớp khuỷu tay, cổ tay... Bình thường, bệnh không gây đau. Tuy nhiên, khi quá trình phân giải vôi diễn ra do cơ thể giải phóng ra các enzyme gây tiêu vôi, bệnh nhân sẽ có những cơn đau dữ dội và dai dẳng. Về mặt chẩn đoán, lâm sàng khá khó phân biệt với những nguyên nhân gây đau cơ xương khớp khác, nhưng chẩn đoán hình ảnh rất dễ dàng với các phương pháp như X quang, siêu âm, chụp
cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ. Về mặt điều trị, điều trị nội khoa là phương pháp đầu tay với các thuốc giảm đau chống viêm không steroid. Tuy nhiên trên thực tế, chúng tôi thấy có rất nhiều trường hợp bệnh nhân đau do viêm gân vôi hoá điều trị nội khoa kéo dài không đỡ, do các nốt vôi hoá lắng đọng thường khá lớn (kích thước tới 1-2cm) làm quá trình tiêu biến vôi kéo dài dai dẳng. Phương pháp can thiệp chọc hút vôi hoá qua da dưới hướng dẫn siêu âm là một phương pháp can thiệp tối thiểu, nhẹ nhàng , đem lại
hiệu quả điều trị cao và rút ngắn thời gian tiến triển của bệnh do hút được gần triệt để khối vôi hoá lắng đọng trong các gân. Kỹ thuật can thiệp này khá dễ thực hiện và có thể được phổ biến rộng rãi, chúng tôi cũng đã tiến hành kỹ thuật cho một số bệnh nhân được chẩn đoán viêm gân vôi hoá tại bệnh viện đại học Y Hà Nội và bước đầu đã đạt được hiệu quả lâm sàng tốt

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Speed CA, Hazleman BL. Calcific tendinitis of the shoulder. N Engl J Med 1999; 340(20): 1582–1584. Crossref, Medline, Google Scholar
2. Mole D, Gonzalvez M, Roche O, Scarlat M. Introduction to calcifying tendinitis. In: Gazielly DF, Gleyze P, Thomas T, eds. The cuff. Paris, France: Elsevier, 1997; 141–143.Google Scholar
3. Daniel S. Siegal, MDa, *, Jim S. Wu, MDa , Joel S. Newman, MDb , Jose L. del Cura, MDc , Mary G. Hochman, Mda Canadian Calcific Tendinitis: A Pictorial Review Association of Radiologists Journal 60 (2009) 263e272
4. Bosworth BM. Calcium deposits in the shoulder and subacromiali bursitis: a survey of 12,122 shoulder. JAMA1941;
116: 2477–2482.Crossref, Google Scholar
5. Bianchi S, Martinoli C. Shoulder. In: Bianchi S, Martinoli C, eds.Ultrasound of the musculoskeletal system. Berlin, Germany: Springer-Verlag, 2007; 190–331.Google Scholar
6. Uhthoff HK, Sarkar K. Calcifying tendonitis. Baillieres Clin Rheumatol 1989; 3(3): 567–581. Crossref, Medline, Google Scholar
7. Galletti S, Magnani M, Rotini R, et al. The echo-guided treatment of calcific tendinitis of the shoulder. Chir Organi Mov 2004; 89(4): 319–323.Medline, Google Scholar del Cura JL, Torre I, Zabala R, Legórburu A. Sonographically guided percutaneous needle lavage in calcific tendinitis of the shoulder: short- and long-term results. AJR Am J Roentgenol 2007; 189(3): W128–W134.Crossref, Medline, Google Scholar