ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH ĐA DÃY LỒNG NGỰC LIỀU THẤP TẠI TRUNG TÂM ĐIỆN QUANG BỆNH VIỆN BẠCH MAI, NĂM 2018

Nguyễn Tuấn Dũng1, Đinh Thanh Tùng1, Lê Trung Kiên1, Trần Văn Hữu1,
1 Trung tâm Điện quang Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

TÓM TẮT
Mục tiêu: Để phát hiện các bệnh lý của phổi cũng như nốt mờ hay ung thư phổi thì phương pháp chụp cắt lớp vi tính phổi
có giá trị chẩn đoán cao. Nhưng các phương pháp thăm khám cát lớp vi tính hiện nay tại bệnh viện lại làm cho bệnh nhân nhiễm xạ quá lớn. Vì vậy trên thế giới hiện nay đã đưa vào phương pháp tầm soát bệnh lý của phổi với phương pháp chụp cắt lớp vi tính liều thấp ( Lung lowdose ). Chính vì thế để giảm liều tia hấp thụ cho bênh nhân.
Đối tượng phương pháp nghiên cứu: 300 bệnh nhân được chụp CLVT phổi liều thấp bằng máy CLVT 128 lát cắt hãng
Hitachi với các thông số 100kV, 35-52.5 mAs, rotation 0.35s picth 1.07 với phần mềm điều chỉnh liều tự động. Nhóm chứng
gồm 300 bệnh nhân được chụp CLVT ngực liều bình thường (120kV, 87.5 - 140mAs, rotation 0.35s picth 1.07 với phần mềm
điều chỉnh liều tự động ). Đánh giá chất lượng CLVT ngực ở 2 nhóm bệnh nhân, ghi nhận các thông số nhiễm xạ CTDIvol, DLP,
Effectivedose.
Kết quả:Về các thông số chụp: kV và mAs ở nhóm SDCT là 120 kV, 87.5 - 140mAs, ở LDCT là 100 kV, 35-52.5 mAs,
giảm mAs 66% ở LDCT so với SDCT (p < 0.001). Chất lượng hình ảnh CLVT ngực tương đương ở 2 nhóm (p < 0.05). Giảm
liều nhiễm xạ ở nhóm LDCT so với SDCT với CTDIvol chỉ còn 2.3 ± 0.5 mGy (giảm 60 %), DLP 90 ± 18 mGy.cm (giảm 65%) (p < 0.001) Effective dose 0.76 ± 0.22mSv (giảm 65%), (p < 0.001).
Kết luận: Chụp CLVT đa dãy lồng ngực liều thấp giúp giảm liều nhiễm xạ cho bệnh nhân nhưng vẫn đảm bảo được chất
lượng hình ảnh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. American Colleage of Radiology (2016), “Lung cancer screening CT protocols”, Lung cancer screening resources.
2. Chang D. H et al (2015), “Radiation Dose Reduction in Computed Tomography GuidedLung Interventions using an IterativeReconstruction Technique”, Interventional Radiology, pp. 906-914.
3. European guideline on quality criteria for computed tomography, chest high resolution CT, pp. 22
4. Fintelmann, MD et al (2015), “The 10 Pillars of Lung Cancer Screening: Rationale and Logistics of a Lung Cancer Screening Program”, radiographics.rsna.org,pp. 1893-1908.
5. Fontarensky et al (2015), “Reduced radiation Dose with Model-based iterative reconstruction versus standard Dose with adaptive statistical iterative reconstruction in abdominal CT for Diagnosis of acute renal colic”, Genitourinary Imaging, pp. 1-11
6. Mayo et al (2003), “Radiation Exposure at Chest CT: A Statement of the Fleischner Society”, Radiology 2003, pp. 15-21.
7. Martinsen et al (2010), “ Improved image quality of low-dose thoracic CT examinations with a new postprocessing software”, American Association of Physicists in Medicine, vol 11.
8. McCollough et al (2015), “Degradation of cT low-contrast spatial resolution Due to the Use of iterative reconstruction and reduced Dose levels”, Medical Physics.
9. Nevzat et al (2002), “Comparison of low-dose and standard-dose helical CT in the evaluation of pulmonary nodules”, European Radiol, pp. 2764-2769.
10. The Committee for Management of CT-screening-detected Pulmonary Nodules (2011), “Low-dose CT Lung Cancer Screening Guidelines for Pulmonary Nodules Management”.