MỐI LIÊN QUAN GIỮA SUVMAX VỚI HÌNH THÁI TỔN THƯƠNG DI CĂN XƯƠNG TRÊN 99MTC-MDP SPECT/CT Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ

Nguyễn Hải Hoàng1, Nguyễn Quang Trung1, Nguyễn Thị Kim Dung2, Lê Ngọc Hà2,
1 Bệnh viện Ung bướu Nghệ An
2 Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

TÓM TẮT
Nghiên cứu đánh giá mối liên quan giữa SUVmax với hình thái tổn thương do di căn xương trên 99mTc-MDP SPECT/CT ở bệnh nhân ung thư.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu tiến hành trên 90 bệnh nhân ung thư di căn xương (32 nữ và 58 nam, tuổi trung bình 61,6 ± 10,4) chụp 99mTc-MDP SPECT/CT từ 2/2018 đến 2/2019 tại khoa Y học hạt nhân, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Các tổn thương di căn xương được phân loại về hình thái tổn thương trên CT, đánh giá mối liên quan
giữa giá trị hấp thu chuẩn SUVmax với hình thái tổn thương xương ở các loại ung thư nguyên phát.
Kết quả: 264 tổn thương xương được phát hiện trên 90 bệnh nhân ung thư. Trong đó, 29% tổn thương dạng hủy xương, 25% đặc xương, 23% tổn thương dạng hỗn hợp và 23% tổn thương không rõ hình thái trên CT. Giá trị SUVmax ở tổn thương dạng hủy xương thấp hơn rõ rệt so với các dạng hình thái tổn thương khác (p<0,05). SUVmax của tổn thương xương ở bệnh nhân ung thư tuyến giáp, ung thư gan thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với SUVmax ở bệnh nhân ung thư tiền liệt tuyến và ung thư phổi (p<0,05).
Kết luận: SUVmax có liên quan tới hình thái tổn thương di căn xương trên CT trên 99mTc-MDP SPECT/CT.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Ngọc Hà (2018). Hình ảnh lai ghép trong y học hạt nhân và ứng dụng lâm sàng. Tạp chí y dược lâm sàng 108. Tập 13, số đặc biệt, 1–8.
2. Nguyễn Thị Nhung, Lê Ngọc Hà và cs (2018). Giá trị của SPECT/CT trong đánh giá tổn thương xương do di căn. Tạp chí y dược lâm sàng 108. Tập 13, số đặc biệt, 154–160.
3. Macedo F., Ladeira K. et al. (2017). Bone Metastases: An Overview. Oncol Rev, 11(1), 43–49.
4. Sharma P., Kumar R., Singh H., et al. (2012). Indeterminate lesions on planar bone scintigraphy in lung cancer patients: SPECT, CT or SPECT-CT?. Skeletal Radiology, 41(7), 843–850.
5. Kuji I., Yamane T., Seto A., et al. (2017). Skeletal standardized uptake values obtained by quantitative SPECT/ CT as an osteoblastic biomarker for the discrimination of active bone metastasis in prostate cancer. Eur J Hybrid Imaging, 1(1), 2–17.
6. Wang R., Duan X., Shen C., et al. (2018). A retrospective study of SPECT/CT scans using SUV measurement of the normal pelvis with Tc-99m methylene diphosphonate. Journal of X-Ray Science and Technology, 26(6), 895–908.
7. Palmedo H., Marx C., Ebert A., et al. (2014). Whole-body SPECT/CT for bone scintigraphy: diagnostic value and effect on patient management in oncological patients. European Journal of Nuclear Medicine and Molecular Imaging, 41(1), 59–67.
8. Kawaguchi M., Tateishi U., Shizukuishi K., et al. (2010). 18F-fluoride uptake in bone metastasis: morphologic and metabolic analysis on integrated PET/CT. Annals of Nuclear Medicine, 24(4), 241–247.
9. Katagiri H., Takahashi M., Wakai K., et al. (2005). Prognostic factors and a scoring system for patients with skeletal metastasis. The Journal of Bone and Joint Surgery British volume, 87-B(5), 698–703.