CAN THIỆP NGƯỢC DÒNG QUA SHUNT VỊ THẬN (PARTO) TRONG ĐIỀU TRỊ GIÃN TĨNH MẠCH DẠ DÀY TRÊN BỆNH NHÂN XƠ GAN

Bs Trịnh Hà Châu1, Bs Vũ Đăng Lưu1, Gs Phạm Minh Thông1, Bs Ngô Lê Lâm2
1 Trung tâm điện quang - Bệnh viện Bạch Mai
2 Trung tâm chẩn đoán hình ảnh- Bệnh viện K3

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm đánh giá kỹ thuật và hiệu quả điều trị giãn tĩnh mạch dạ dày bằng can thiệp ngược dòng qua
shunt vị thận bằng dù (Plug-Assisted retrograde Transvenous obliteration - PARTO)
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 2/2017 đến tháng 3/2019 trên 37 bệnh nhân xơ gan,
giãn tĩnh mạch dạ dày có shunt vị - thận, đã được điều trị bằng phương pháp can thiệp ngược dòng sử dụng dù (PARTO). Trong
số 37 bệnh nhân giãn tĩnh mạch dạ dày có 6 trường hợp có ổ chảy máu đang hoạt động, 28 trường hợp dọa vỡ, 8 bệnh nhân có
tiền sử xuất huyết, 5 trường hợp can thiệp qua nội soi không hiệu quả
Kết quả: Tiến hành gây tắc shunt tĩnh mạch vị thận bằng dù và sau đó nút tắc búi giãn tĩnh mạch dạ dày bằng spongel
được thực hiện thành công trên tất cả 37 bệnh nhân. Có hai trường hợp kết hợp PARTO với can thiệp xuôi dòng qua tĩnh mạch
cửa. Có 2 trường hợp có thoát thuốc ra ngoài mạch máu trong quá trình can thiệp. 100% các trường hợp chỉ dùng với 1 dù, 3
bệnh nhân dùng thêm coil (do đường kính shunt lớn). Không có trường hợp nào xuất huyết tiêu hóa tái phát trong 3 tháng theo
dõi sau can thiệp
Kết luận: PARTO là sự lựa chọn tốt, cần được chuyển giao kỹ thuật, thực hiện thường quy hơn nữa để đảm bảo lợi ích
cho những BN xơ gan

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Boyer T.D., Manns M.P., Sanyal A.J. et al. (2012), Zakim and Boyer’s Hepatology: A Textbook of Liver Disease, Elsevier Health Sciences.
2. Ryan B.M., Stockbrugger R.W., Ryan J.M. (2004). A pathophysiologic, gastroenterologic, and radiologic approach to the management of gastric varices. Gastroenterology, 126(4), 1175–1189.
3. Trudeau W., Prindiville T. (1986). Endoscopic injection sclerosis in bleeding gastric varices. Gastrointest Endosc, 32(4), 264–268.
4. Sarin S.K. (1997). Long-term follow-up of gastric variceal sclerotherapy: an eleven-year experience. Gastrointest Endosc, 46(1), 8–14.
5. Sumon S.M., Sutradhar S.R., Chowdhury M. et al. (2013). Relation of different grades of esophageal varices with Child-Pugh classes in cirrhosis of liver. Mymensingh Med J MMJ, 22(1), 37–41.
6. Kim T., Shijo H., Kokawa H. et al. (1997). Risk factors for hemorrhage from gastric fundal varices. Hepatol Baltim Md, 25(2), 307–312.
7. Gwon D.I., Ko G.-Y., Kwon Y.B. et al. (2018). Plug-Assisted Retrograde Transvenous Obliteration for the
Treatment of Gastric Varices: The Role of Intra-Procedural Cone-Beam Computed Tomography. Korean J Radiol, 19(2), 223–229.
8. Gwon D.I., Kim Y.H., Ko G.-Y. et al. (2015). Vascular Plug-Assisted Retrograde Transvenous Obliteration for the Treatment of Gastric Varices and Hepatic Encephalopathy: A Prospective Multicenter Study. J Vasc Interv Radiol JVIR, 26(11), 1589–1595.