ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ NÚT MẠCH HÓA DẦU KẾT HỢP TRUYỀN CISPLATIN TRONG UNG THƯ GAN CÓ HUYẾT KHỐI TĨNH MẠCH CỬA
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Ung thư gan giai đoạn tiến triển xâm lấn gây huyết khối tĩnh mạch cửa có tiên lượng xấu, điều trị khó khăn. Nút mạch hóa
dầu kết hợp với truyền Cisplatin qua đường động mạch gan là phương pháp điều trị có thể xem xét lựa chọn trong giai đoạn này.
Mục tiêu: đánh giá mức độ an toàn và hiệu quả điều trị ung thư gan có huyết khối tĩnh mạch cửa bằng nút mạch hóa dầu
kết hợp truyền cisplatin,
Đối tượng và phương pháp: 24 bệnh nhân có chẩn đoán ung thư biểu mô tế bào gan có huyết khối tĩnh mạch cửa trong
thời gian từ tháng 5/2018 đến tháng 5/2019 được nút mạch hóa dầu kết hợp truyền cisplatin, theo dõi lâm sàng ngay sau điều
trị và đánh giá hiệu quả điều trị sau 1 tháng bằng mRECIST và chỉ điểm u. Bệnh nhân được điều trị liên tục nhiều đợt và theo
dõi thời gian sống.
Kết quả: 24 bệnh nhân ( 21 nam, 3 nữ) với tuổi trung bình 54,4 tuổi ( từ 32 tuổi đến 72 tuổi) AFP trung bình 15600 ng/ml
(3-121000), 19 bệnh nhân (79%) kích thước u ≥ 5cm. Có 6 bệnh nhân (%) huyết khối tĩnh mạch cửa thuộc Vp1 và Vp2, 18 bệnh
nhân (75%) có huyết khối tĩnh mạch cửa thuộc Vp3. Tổng số lần điều trị 38, 15 bệnh nhân (62,5%) có hội chứng sau nút mạch,
8 bệnh nhân (33,3%) có giảm chỉ điểm u, theo mRECIST: đáp ứng hoàn toàn 3 BN(12,5%), đáp ứng một phần 6 BN (25%), u
không thay đổi 4 BN (16,7%), u tiến triển 11 BN (45,8%). Thời gian sống thêm trung bình 9,9 ± 1,1 tháng. Thời gian sống thêm
liên quan nhóm huyết khối tĩnh mạch cửa (p=0,037), đáp ứng theo mRECIST (p=0,0001) có giảm chỉ điểm u sau can thiệp
(p=0,01), không liên quan đến chỉ số AFP trước can thiệp.
Kết luận: Kết hợp nút mạch hóa dầu và bơm Cisplatin trong điều trị ung thư gan có huyết khối tĩnh mạch có tính an toàn
và giúp kéo dài thời gian sống thêm.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
ung thư gan, huyết khối tĩnh mạch cửa, nút mạch hóa dầu
Tài liệu tham khảo
2. Llovet J.M., Bustamante J., Castells A., et al. (1999). Natural history of untreated nonsurgical hepatocellular carcinoma: rationale for the design and evaluation of therapeutic trials. Hepatology, 29(1), 62–67.
3. Villa E., Moles A., Ferretti I., et al. (2000). Natural history of inoperable hepatocellular carcinoma: estrogen receptors’ status in the tumor is the strongest prognostic factor for survival. Hepatology, 32(2), 233–238.
4. Forner A., Llovet J.M., and Bruix J. (2012). Hepatocellular carcinoma. The Lancet, 379(9822), 1245–1255.
5. Bruix J., Sherman M., and American Association for the Study of Liver Diseases (2011). Management of hepatocellular carcinoma: an update. Hepatology, 53(3), 1020–1022.
6. Omata M., Lesmana L.A., Tateishi R., et al. (2010). Asian Pacific Association for the Study of the Liver consensus recommendations on hepatocellular carcinoma. Hepatol Int, 4(2), 439–474.
7. Chung G.E., Lee J.-H., Kim H.Y., et al. (2011). Transarterial Chemoembolization Can Be Safely Performed in Patients with Hepatocellular Carcinoma Invading the Main Portal Vein and May Improve the Overall Survival. Radiology, 258(2), 627–634.
8. Ando E., Tanaka M., Yamashita F., et al. (2002). Hepatic arterial infusion chemotherapy for advanced hepatocellular carcinoma with portal vein tumor thrombosis: Analysis of 48 cases. Cancer, 95(3), 588–595.
9. Niu Z.-J., Ma Y.-L., Kang P., et al. (2012). Transarterial chemoembolization compared with conservative treatment for advanced hepatocellular carcinoma with portal vein tumor thrombus: using a new classification. Medical Oncology, 29(4), 2992–2997.
10. Society of Interventional Radiology Position Statement on Chemoembolization of Hepatic Malignancies - Journal of Vascular and Interventional Radiology. , accessed: 08/01/2019.
11. Vũ Thanh Tú (2013), Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị ung thư biểu mô tế bào gan giai đoạn muộn bằng sorafenid, Luận văn thạc sĩ y học, Đại học Y Hà Nội.
12. Cheng A.-L., Kang Y.-K., Chen Z., et al. (2009). Efficacy and safety of sorafenib in patients in the Asia-Pacific region with advanced hepatocellular carcinoma: a phase III randomised, double-blind, placebo-controlled trial. Lancet Oncol, 10(1), 25–34.