Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh 18FDG-PET/CT hạch cổ ở bệnh nhân ung thư vòm mũi họng

Nguyễn Quang Toàn1, , Trần Thanh Bình2
1 Bv K
2 Bệnh viện K

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục đích: Mô tả đặc điểm hình ảnh và đánh giá vai trò của 18FDG-PET/CT trong chẩn đoán hạch cổ ở bệnh nhân ung thư vòm mũi họng.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:  Mô tả tiến cứu 60 BN ung thư vòm mũi họng được xác định bằng sinh thiết và mô bệnh học và chưa điều trị (trong đó ung thư biểu mô không biệt hoá 55 BN và ung thư biểu mô vảy 5 BN), được chụp 18FDG PET/CT và đối chiếu với siêu âm và làm FNA hạch vị trí tương ứng, thời gian từ tháng 6 năm 2018 đến tháng 7 năm 2019 đến tại bệnh viện K Trung ương cơ sở Tân Triều. Tất cả phim 18FDG PET/CT được đọc đánh giá trước phẫu thuật và so sánh với vị trí tương ứng trên siêu âm và FNA hạch.


Kết quả: Trong tổng số 60 BN Tuổi hay gặp 52,3±11,1, nam/ nữ ≈ 5/1; Tổng số 379 hạch vùng cổ hai bên trên PET/CT, hay gặp cổ bên trái 195 hạch (51,5%), vị trí hạch hay gặp nhất nhóm II (96,7% bệnh nhân và 61% tổng số hạch), có 322/379 (85%) hạch có tổn thương mất cấu trúc trên siêu âm, có mối tương quan giữa kích thước hạch với hấp thu hạch trên 18FDG PET/CT với r=0,6, các nhóm hạch cổ  322/379 hạch tổn thương mất cấu trúc với SUVmax = 9,5 ± 4,6 (cao hơn gần 4 lần so với 57/379 hạch chưa tổn thương mất cấu trúc với SUVmax = 2,6 ± 2,5).


Trong tổng số 379 hạch trên 60 BN nghiên cứu có sự phù hợp chặt chẽ giữa hạch có mất cấu trúc mỡ rốn hạch trên siêu âm với ngưỡng SUVmax>2.5 là 92,9% (kappa=0,67) và tốt hơn ở ngưỡng SUVmax>3.5 là 92,9% (Cohen’s kappa=0,75) trên PET/CT. Ngoài ra, xét nghiệm tế bào dương tính ở 60/89 hạch được làm FNA, có sự phù hợp chặt chẽ trên siêu âm mất cấu trúc mỡ rốn hạch và chẩn đoán tế bào học 83,4% (Cohen’s kappa =0,62). Chẩn đoán tế bào học phù hợp mức độ nhẹ với tăng hấp thu với ngưỡng SUVmax>2.5 là 75,3% (Cohen’s kappa =0,3), tuy nhiên có mối tương quan chặt chẽ khi hạch có tính chất hình ảnh là tăng hấp thu với ngưỡng SUVmax>2.5 trên PET/CT và có mất cấu trúc mỡ rốn hạch trên siêu âm với chẩn đoán tế bào học là 87,6 % (Cohen’s kappa =0,69). Đặc biệt, trong tổng số 340/379 hạch có ngưỡng SUVmax>2.5 trên PET/CT được coi là hạch di căn làm thay đổi giai đoạn 25/60 BN (41,67%); trong đó 17 BN tăng và 8 BN giảm giai đoạn N so với đánh giá giai đoạn bằng các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác trước khi được chụp PET/CT.


Kết lun: Chụp 18FDG-PET/CT là phương pháp chẩn đoán hình ảnh có giá trị chẩn đoán chính xác trong chẩn đoán hạch cổ ở bệnh nhân UTVMH, hữu ích cho lập kế hoạch điều trị.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Chen Y.K, Su C.T, Ding H.J et al. (2006), “Clinical usefulness of fused PET/CT compared with PET alone or CT alone in nasopharyngeal carcinoma patients”, Anticancer Res, 26, pp.1471-1477.
2. Ak, S., Kiliç, C., & Özlügedik, S. (2021). Correlation of PET-CT, MRI and histopathology findings in the follow-up of patients with nasopharyngeal cancer. Brazilian Journal of Otorhinolaryngology, 87, 643-648.
3. Mohandas A, Marcus C, Kang H, Truong MT, Subramaniam RM. FDG PET/CT in the management of nasopharyngeal carcinoma. AJR Am J Roentgenol. 2014 Aug;203(2):W146-57. doi: 10.2214/AJR.13.12420. PMID: 25055290
4. Nghiêm Đức Thuận (2002), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học và hoạt tính gen vi rút Epstein - Barr trong ung thư vòm họng, Luận án tiến sỹ, Học viện Quân y.
5. Trần Hải Bình (2018), Nghiên cứu vai trò của 18FDG-PET/CT trong chẩn đoán giai đoạn và mô phỏng lập kế hoạch xạ trị ung thư vòm mũi họng, Luận án Tiến sĩ Y học, Học viện Quân y, Hà Nội-2018.
6. NCCN Guidelines, version 1.2015: Head and Neck cancers. J. Nat Compr Canc. Netw. 13(7): 847-856
7. Lin X.P, Zhao C, Chen M.Y, et al. (2008), “Role of 18FDG-PET/CT in diagnosis and staging of nasopharyngeal carcinoma”, Chines J. of cancer, 27(9): 259-262.
8. Ridge A, Mehra R, Lango N, et al. (2016), Cancer management, Head and Neck Tumors, published on Cancer Network.
9. AJCC Cancer Staging Manual (2018), Eighth Edition.
10. King A.D, Ma B.B, Yau Y.Y, et al. (2008), “The impact of 18FDG-PET/CT on assessment of nasopharyngeal carcinoma in diagnosis”, Br J Radiol, 81(964): 291-298.
11. Ng S.H, Chan S.C, Yen T.C, et al. (2009), “Staging of untreated nasopharyngeal carcinoma with PET/CT: comparison with conventional imaging work up”, Eur J Nucl Med Mol Imaging, 36(1): 12-22
12. Hannah A, Scott A.M, Tochon-Danguy H, et al. (2002), “Evaluation of 18FDG positron emission tomography and computed tomography with histopathologic correlation in the initial staging of head and neck cancer”, Ann Surg, 236: 208-217.