NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ CÁC DẤU HIỆU SIÊU ÂM NGHI NGỜ ÁC TÍNH CỦA THƯƠNG TỔN DẠNG NỐT TUYẾN GIÁP
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
TÓM TẮT
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm hình ảnh và khảo sát giá trị của các dấu hiệu siêu âm nghi ngờ ác tính của thương tổn dạng nốt tuyến giáp.
Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang ở 263 trường hợp có thương tổn dạng nốt tuyến giáp trên siêu âm, được phẫu thuật và có kết quả xét nghiệm mô bệnh học sau phẫu thuật
Kết quả: Tuổi trung bình là 43 tuổi, nữ gấp 10 lần nam. Kết quả mô bệnh học sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp chiếm tỉ lệ thấp (9,1%). Tổn thương dạng nốt đơn độc chiếm tỉ lệ cao nhất (65,8%). Đa số thương tổn có kích thước trên 20 mm (74,2%). Tổn thương có cấu trúc hồi âm dạng đặc là phổ biến nhất (50,6%) và tỉ lệ tổn thương ác
tính trong nhóm này cũng cao nhất (17,3%). Số tổn thương có phần đặc giảm âm mạnh, có vi vôi hóa, có đường bờ
không đều hoặc nhiều thùy nhỏ, có chiều cao lớn hơn chiều rộng và tưới máu ưu thế trung tâm chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ (tương ứng là 11,2%, 9,1%, 9,5%, 6,1% và 5,7%) nhưng tỉ lệ tổn thương ác tính trong các nhóm này đều ≥ 50%.
Trong các dấu hiệu siêu âm nghi ngờ, dấu hiệu có độ nhạy (Se) cao nhất là cấu trúc hồi âm dạng đặc (95,8%). Các dấu hiệu có vi vôi hóa, đường bờ không đều hoặc nhiều thùy nhỏ, chiều cao lớn hơn chiều rộng, tưới máu ưu thế trung tâm có Sp cao (95,8% - 97,1%). Dấu hiệu có vi vôi hóa có giá trị dự đoán dương tính (PPV) cao nhất (66,7%).
Kết luận: Các dấu hiệu siêu âm nghi ngờ ác tính của thương tổn dạng nốt tuyến giáp có giá trị cao trong nghiên cứu của chúng tôi là: giảm âm mạnh, có vi vôi hóa, đường bờ không đều hoặc nhiều thùy nhỏ.
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
1. Trịnh Thị Thu Hồng, Vương Thừa Đức (2010), “Giá trị siêu âm trong dự đoán ung thư bướu giáp đa nhân”, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, Hội nghị khoa học kỹ thuật BV. Bình Dân, tập 14 (1), tr. 55 - 59.
2. Phạm Minh Thông (2012), “Siêu âm tổng quát’’, Nhà xuất bản Đại học Huế, tr. 464 – 482.
3. Châu Thị Hiền Trang (2014), Nghiên cứu ứng dụng phân độ TIRADS trong chẩn đoán tổn thương dạng nốt tuyến giáp trên siêu âm’’, Luận văn thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Dược Huế.
4. Trần Văn Tuấn (2011), Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh của siêu âm và giá trị phương pháp chọc hút tế bào bằng kim nhỏ trong chẩn đoán ung thư giáp, Luận văn thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Dược Huế.
5. Elaraj D.M. (2010), “Evaluation of the thyroid nodule”, Endocrine Neoplasia,153, pp.23-32.
6. Eltyib H.E.H et al (2013) ,“Characterization of malignant solid thyroid nodules by Ultrasound and Doppler”, Journal of Nursing and Health Science, 1(3), pp.25-30.
7. Ghervan Cristina (2011), “Thyroid and parathyroid ultrasound”, Medical Ultrasonography,13 (1), pp.80-84.
8. Kwak J.Y. et al (2011), “Thyroid Imaging Reporting and Data System for US Features of Nodules: A Step in Establishing Better Stratification of Cancer Risk”, Radiological Society of North America, 260 (3), pp.892 – 899.
9. Moon W.J. et al, “Benign and malignant thyroid nodules: US differentiation-multicenter retrospective study’’, Radiology 2008, 247 (3), pp.762-770.
10. Ozel Alper et al (2012), “The diagnostic efficiency of ultrasound in characterization for thyroid nodules: how many criteria are required to predict malignancy?”,Medical Ultrasonography, 14 (1), pp.24-28.
11. SoffermanR.A. (2012), Ultrasound of the Thyroid and Parathyroid Glands, Springer, pp.3-107.
12. Wémeau J.L. et al (2011), “Guidelines of the French society of endocrinology for the management of thyroid nodules”, Annales d’Endocrinologie,72, pp.251-281.