KẾT QUẢ CÓ THAI SAU ĐIỀU TRỊ U CƠ TRƠN TỬ CUNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP NÚT ĐỘNG MẠCH TỬ CUNG

Nguyễn Xuân Hiền1, Phan Hoàng Giang1, Phạm Minh Thông1,
1 Khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

TÓM TẮT
Mục tiêu: Tổng kết số bệnh nhân có thai sau điều trị u cơ trơn tử cung bằng phương pháp nút động mạch tử cung.
Phương pháp và kết quả: Phương pháp nghiên cứu hồi cứu qua phỏng vấn bộ câu hỏi trên 207 bệnh nhân được nút động mạch tử cung từ năm 2007 đến năm 2014 với độ tuổi trung bình là 35 (26 - 45 tuổi), trong đó có 32 bệnh nhân mong muốn có thai sau nút mạch với 56 u, tất cả được chẩn đoán là vô sinh do nguyên nhân u cơ trơn
tử cung. Kích thước u trung bình trước nút là 6,4cm (3 đến 8cm), số lượng u từ 1 đến 5, vị trí u trong cơ 84,9% và
dưới niêm mạc 15,1%. Thời gian trung bình có thai sau điều trị là 15 tháng (từ 2 đến 42 tháng), có 34 lần mang thai trên 23 bệnh nhân (3 lần tự sảy thai, 6 lần đình chỉ thai nghén), trong đó 25 lần sinh sống, 4 trẻ đẻ sớm, 5 trẻ nhẹ
cân và 1 thai có bất thường bánh rau, 1 thai bất thường nước ối.
Kết luận: Nút động mạch tử cung trong điều trị u cơ trơn tử cung có triệu chứng là phương pháp nên thực hiện cho các bệnh nhân u cơ trơn tử cung mong muốn có thai.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lefebvre G, V.G., Allaire C, Jeffrey J, ArnejaNJ, Birch C, Fortier M, Wagner MS; Clinical Practice Gynaecology Committee, Society for Obstetricians and Gynaecologists of Canada., The management of
uterine leiomyomas. J Obstet Gynaecol Can, 2003. 25(5):396-418.
2. Lefebvre GG, V.G., Asch M; Society of Obstetricians and Gynaecologists of Canada; Canadian Association of Radiologists; Canadian Interventional
Radiology Association., Uterine fibroid embolization (UFE). J Obstet Gynaecol Can, 2004. Oct;26(10):899- 911, 913-28.
3. Pron G, C.M., Soucie J, Garvin G, Vanderburgh L, Bell S . , for the Ontario Uterine Fibroid Embolization Collaboration Group. The Ontario Uterine Fibroid Embolization Trial. Part 1. Baseline patient characteristics, fibroid burden, and impact on life. Fertil Steril. 2003.79(1):112-9.
4. Singh S, V.G., McLachlin M, Kozak R, Rebel M. J Improving quality of care for patients undergoing arterial embolization for uterine fibroids: case report and review. Obstet Gynaecol Can. , 2005. 27(8):775–80.
5. Olive D, L.S., Pritts E. , Non-surgical management of leio-myoma: impact on fertility. . Curr Opin Obstet Gynecol, 2004. 16: 239-43.
6. M, H., Predictors of leiomyoma recurrence after myomectomy. Obstet Gynecol, 2005. 105:877-81.
7. EA., P., Fibroids and infertility: a systematic review of the evidence. Obstet Gynecol Surv, 2001. 5:483-91.
8. Woodruff J. Walker, F., Simon J. McDowell, MBCHB, Pregnancy after uterine artery embolization for leiomyomata: A series of 56 completed pregnancies. American Journal of Obstetrics and Gynecology 2006.
9. Slattery MM, M.J., Preterm delivery. Lancet 2002. 360: 1489-97.