TƯƠNG QUAN GIỮA HỆ SỐ KHUẾCH TÁN BIỂU KIẾN VÀ DẤU ẤN HÓA MÔ MIỄN DỊCH Ki-67 TRONG PHÂN ĐỘ MÔ HỌC U THẦN KINH ĐỆM TRƯỚC PHẪU THUẬT
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
TÓM TẮT
Mục tiêu: Nghiên cứu sự tương quan giữa hệ số khuếch tán biểu kiến (ADC) và dấu ấn hóa mô miễn dịch Ki-67,
trong phân độ mô học của u thần kinh đệm trước phẫu thuật.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu trên 15 bệnh nhân được chụp MRI thường quy, DWI trước phẫu thuật, có kết quả giải phẫu bệnh và thực hiện Ki67 tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ 1/2015 đến 1/2016. Giá trị ADC được đo ở mô u (ADCt) và vùng bình thường đối bên (ADCc). Tính ADCn là tỉ số giữa ADCt và ADCc. Giá trị của Ki67 được tính toán bán định lượng. U tế bào đệm được phân 2 nhóm độ ác thấp và cao. Phân tích tương quan giữa ADC và Ki-67 đối với độ mô học của u thần kinh đệm.
Kết quả: Giá trị trung bình ADCt, ADCn của u thần kinh đệm độ ác cao thấp hơn có ý nghĩa so với các u thần kinh đệm độ ác thấp (1156, 48 mm2/s so với 744,26 mm2/s, p=0,036). Giá trị ADCt, ADCn tương quan nghịch với độ ác tính của u (r =-0,567; p=0,028). Ki67 có tương quan thuận với độ mô học của u (r=1, p=0,00). Giá trị ADCt và ADCn có tương quan nghịch với giá trị Ki-67 trong phân độ mô học của u (r =-0,515; p=0,049 và r =-0,567, p=0,028).
Kết luận: Giá trị ADC tương quan nghịch với Ki67 trong phân độ mô học của u thần kinh đệm. ADC có tương quan nghịch và Ki67 có tương quan thuận với độ mô học.
Từ khóa
Cộng hưởng từ khuếch tán (DWI), hệ số khuếch tán biểu kiến (ADC), dấu ấn hóa mô miễn dịch, Ki67, tương quan, độ mô học, u thần kinh đệm
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
Assessment with Diffusion-weighted MR Imaging and
Proton MR Spectroscopy”.AJR, 188(A),43-46.
2. Anne J Skjulsvik (2014).Ki-67/MIB-1
immunostaining in a cohort of human gliomas, Int J Clin
Exp Pathol. 7(12): 8905–8910.
3. Bulakbasi N, Guvenc I, Onguru O. (2004).
The added value of the apparent diffusion coefficient
calculation to magnetic resonance imaging in the
differentiation and grading of malignant brain tumors. J
Comput Assist Tomogr;28:735–46.
4. Hirotaka Fudaba (2014). Comparison of
Multiple Parameters Obtained on 3T Pulsed Arterial
Spin-Labeling, Diffusion Tensor Imaging, and MRS and
the Ki-67 Labeling Index in Evaluating Glioma Grading,
American Journal of Neuroradiology; 35(11)
5. Johannessen AL, Torp SH. (2006). The
clinical value of Ki-67/MIB-1 labeling index in human
astrocytomas. Pathol Oncol Res.12:143–147.
6. Kitis O, Altay H, Calli C (2005). Minimum
apparent diffusion coefficients in the evaluation of brain
tumors. Eur J Radiol;55:393–400.
7. Meng Law (2003). “Glioma grading: sensitivity,
specificity, and predictive values of perfusion MR
imaging and proton MR spectroscopic imaging
compared with conventional MR imaging”.AJNR Am J
Neuroradiol 24:1989-1998.
8. Quinn T. Ostrom. (2015).Current Understanding
and Treatment of Gliomas, Springer.
9. Scha (2006). Update on Brain Tumor Imaging:
From Anatomy to Physiology, AJNR27: 475-487.
10. Takei H, Powell SZ. (2010). Novel
immunohistochemical markers in the diagnosis of nonglial
tumors of nervous system. Adv Anat Pathol. 17:150–153.
11. Yang D (2002). «Cerebral gliomas: prospective
comparison of multivoxel 2D chemical-shift imaging proton
MR spectroscopy, echoplanar perfusion and diffusionweighted
MRI».Neuroradiology, 44(8), 656-666.
12. Yin Y (2012). Correlation of apparent diffusion coefficient with Ki-67 in the diagnosis of gliomas, Zhongguo Yi Xue Ke Xue Yuan Xue Bao. 34(5):503-8.