ÑIEÄN QUANG VIEÄT NAM Số 24 - 6/2016 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Scientific resea rch summa ry

Văn Thị Thơ1, Bùi Văn Lệnh2,
1 Viện Sốt Rét - Ký sinh Trùng - Côn Trùng Trung ương
2 Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

TÓM TẮT
Mục tiêu: 1) Mô tả đặc điểm hình ảnh CLVT một số di căn thường gặp của ung thư đại tràng, 2) Đánh giá vai trò của CLVT trong theo dõi UTĐT được điều trị hóa chất sau phẫu thuật.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả so sánh 40 BN UTĐT được phẫu thuật và điều trị hóa chất, được chụp CLVTOB định kỳ trong quá trình điều trị tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
Kết quả: Di căn thường gặp của UTĐT là di căn hạch và di căn xa. Di căn hạch gặp 17,5%, phân bố vị trí chủ yếu vị trí hạch trung tâm, các hạch đều có đường kính trục ngắn ≥ 10mm. Di căn xa gặp ở các tạng gan (20%), thường gặp hình tròn, nhiều nốt với đường kính đa dạng: với 8 BN có di căn gan với 28 nốt, trong đó gặp nhiều nhất 4 BN có 5 nốt di căn gan và đều >10mm. Có 24 nốt ĐK >10mm có đặc điểm là nốt giảm tỷ trọng, sau tiêm ngấm thuốc dạng viền; Di căn phúc mạc gặp 15%, ngoài ra còn gặp di căn buồng trứng và di căn xương. Số lượng di căn hầu hết giảm dần qua các lần kiểm tra chụp CLVTOB từ 24 BN (60%) trước điều trị, còn 20 BN (50%) sau 3CKHC và 3 BN (7,5%) sau 6CKHC; Về kích thước chỉ có 1 hạch vị trí hạch trung tâm còn tồn tại kích thước ≥15mm, còn lại các kích thước của các tổn thương di căn cũng như lượng dịch ở các khoang PM cũng giảm sau các lần điều trị, giảm nhiều nhất sau 6CKHC. Tỷ trọng và tính chất ngấm thuốc: cũng có sự thay đổi hình thái khi có sự đáp ứng điều trị của hóa chất; di căn gan khi điều trị thu nhỏ kích thước < 10mm, đặc biệt là có đường kính <5mm thì nốt di căn trước tiêm có tỷ trọng giảm, sau tiêm ngấm thuốc đều và ngấm muộn. Nốt di căn phúc mạc cũng có 1 vài nốt khi đáp ứng điều trị tạo thành nốt có tỷ trọng vôi và không thay đổi qua các lần kiểm tra.
Kết luận: CLVT có khả năng xác định được một số di căn của UTĐT về vị trí, số lượng, kích thước, tỷ trọng và tính chất ngấm thuốc của từng loại di căn qua các lần kiểm tra định kỳ điều trị.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Boonsirikamchai. P, Asran. M. A, et al, (2011). CT findings of response and recurrence, independent of change in tumor size, in colorectal liver metastasis treated with bevacizumab. AJR Am J Roentgenol.
197(6),p. W1060-6.
2. Rosen N (1997). Molecular biology of gastrointestinal cancer, cancer of the gastrotestinal tract. Cancer:principles and practice of oncology, 5th
Edition, Lippincott- Raven, p. 917- 980.
3. Morrin MM, Farrell RJ, Raptopoulos V, McGee JB, Bleday R, Raptopoulos (2000). Role of virtual CT colonography in patients with colorectal cancers and obstructing colorectal lesions. Dis Colon Rectum, 43,p.303-311.
4. Freeny PC, Marks WM, Ryan JA, Bolen JW (1986). Colorectal carcinoma evaluation with CT: preoperative staging and detection of postoperative
recurrence. Radiology, 158, p.347-353.
5. Willem P.J (1994). Le cancer rectocolique héréditaire. Chapitre XIV, Almanch, p.67-70.
6. Dukes CE (1932). The classification of cancer of the rectum. J Pathol Bacteriol. 35, p.323-332.
7. Giessen-Jung. C, et al (2015). Preoperative serum markers for individual patient prognosis in stage I-III colon cancer. Tumour Biol.
8. Vukobrat-Bijedic. Z, et al (2013). Cancer Antigens (CEA and CA 19-9) as Markers of Advanced Stage of Colorectal Carcinoma. Med Arch. 67(6), p. 397-401.
9. Nguyễn Quang Thái (2003). Nghiên cứu giá trị một số phương pháp chẩn đoán và kết quả sống 5 năm sau điều trị phẫu thuật ung thư đại tràng. Luận án tiến sĩ.
10. Nagano. I, et al (2014). A case of advanced sigmoid colon cancer with metastases in the liver and the paraaortic lymph nodes successfully treated with 5-FU/l-LV and FOLFOX4 followed by S-1 leading to long-term complete response. Gan To Kagaku Ryoho. 41(1), p. 113-6.