VAI TRÒ CỦA PET/CT TRONG PHÂN LẬP GIAI ĐOẠN UNG THƯ CỔ TỬ CUNG TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU TP.HCM

Nguyễn Quang Cường1,, Phan Thế Sung1
1 Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định mức SULmax trung bình của bướu trong ung thư cổ tử cung và so sánh mức SULmax giữa các loại mô học khác nhau. Xác định kích thước trung bình và mức SULmax trung bình của hạch di căn trong ung thư cổ tử cung. Xác định tỷ lệ bệnh nhân ung thư cổ tử cung thay đổi giai đoạn bệnh sau khi chụp PET/CT. Xác định tỷ lệ di căn xa tình cờ phát hiện qua chụp PET/CT.


Đối tượng nghiên cứu: 37 bệnh nhân với chẩn đoán ung thư cổ tử cung được chụp PET/CT tại bệnh viện Ung Bướu TP.HCM từ tháng 01 năm 2020 đến tháng 11 năm 2021, mục đích chụp PET/CT nhằm phân lập giai đoạn bệnh ung thư cổ tử cung trước điều trị.


Thiết kế nghiên cứu: Cắt ngang mô tả.


Kết quả: SULmax trung bình của bướu nguyên phát trong ung thư cổ tử cung là 13,88. SULmax trung bình của bướu loại carcinôm tế bào gai và carcinôm tuyến khá tương đồng, và cao hơn nhiều so với carcinôm tế bào nhỏ. Bướu loại carcinôm tế bào gai có trung vị SULmax cao nhất. Hạch di căn trong ung thư cổ tử cung có kích thước trung bình là 20,79 mm với mức SULmax trung bình là 10,72 . 48.6% số bệnh nhân ung thư cổ tử cung đã thay đổi giai đoạn bệnh sau khi chụp PET/CT. Trong đó, 35.1% bệnh nhân tăng giai đoạn và 13.5% bệnh nhân giảm giai đoạn. Tỷ lệ di căn xa mới phát hiện là 27%, vị trí di căn xa mới phát hiện gặp nhiều nhất ở hạch trên đòn.


Kết luận: Bướu ác tính của cổ tử cung có ái lực cao với 18F-FDG, với SULmax trung bình của bướu nguyên phát thường rất cao. Bướu loại carcinôm tế bào gai có mức hấp thu SULmax cao nhất trong các loại mô học, tuy nhiên vẫn cần khảo sát với số lượng bệnh nhân lớn hơn. Hạch di căn trong ung thư cổ tử cung cũng có ái lực cao với  18F-FDG. Gần một nửa số bệnh nhân ung thư cổ tử cung đã thay đổi giai đoạn bệnh sau khi chụp PET/CT. Đa số các trường hợp bệnh nhân tăng giai đoạn do tổn thương di căn xa mới phát hiện sau khi chụp PET/CT ở nhóm bệnh nhân giai đoạn IIIC1r, IIIC2r. Điều này cho thấy thực hành lâm sàng về chỉ định chụp PET/CT hiện đang áp dụng tại khoa Xạ trị phụ khoa bệnh viện Ung Bướu TP.HCM là rất thiết thực và hữu ích.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Kidd EA, Spencer CR, Huettner PC, et al. Cervical cancer histology and tumor differentiation affect 18F-fluorodeoxyglucose uptake. Cancer 2009;115:3548–3554
2. Grigsby PW, Siegel BA, Dehdashti F. Lymph node staging by PET in patients with carcinoma of the cervix. J Clin Oncol 2001; 19:3745–3749
3. Lee JH, Kim J, Moon HJ, et al. Supraclavicular lymph nodes detected by 18F-FDG PET/CT in cancer patients: assessment with 18F-FDG PET/CT and sonography. AJR 2012; 198:187–193
4. Wong TZ, Jones EL, Coleman RE. Positron emission tomography with 2-deoxy-2-[(18)F] fluoro-D-glucose for evaluating local and distant disease in patients with cervical cancer. Mol Imaging Biol 2004; 6:55–62.
5. Revisiting Weight-Normalized SUV and Lean-Body-Mass-Normalized SUV in PET Studies; 10.2967/ jnmt.119.233353
6. Sala E, Wakely S, Senior E, Lomas D. MRI of malignant neoplasms of the uterine corpus and cervix. AJR 2007; 188:1577–1587
7. Loft A, Berthelsen AK, Roed H, et al. The diagnostic value of PET/CT scanning in patients with cervical cancer: a prospective study. Gynecol Oncol 2007; 106:29–34
8. Murakami R, Uozumi H, Hirai T, Nishimura R, Shiraishi S, Ota K, et al. Impact of FDG-PET/CT imaging on nodal staging for head-and-neck squamous cell carcinoma. Int J Radiat Oncol Biol Phys. 2007;68(2):377–82
9. Bryant AS, Cerfolio RJ, Klemm KM, Ojha B. Maximum standard uptake value of mediastinal lymph nodes on integrated FDG-PET-CT predicts pathology in patients with non-small cell lung cancer. Ann Thorac Surg. 2006;82(2):417–22. discussion 22–3.
10. Ela Bella AJ, Zhang YR, Fan W, Luo KJ, Rong TH, Lin P, et al. Maximum standardized uptake value on PET/CT in preoperative assessment of lymph node metastasis from thoracic esophageal squamous cell carcinoma. Chin J Cancer. 2014;33(4):211–7