NGHIÊN CỨU TƯƠNG QUAN GIỮA CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH 640 LÁT CẮT VÀ CHỤP MẠCH SỐ HÓA XÓA NỀN TRONG CHẨN ĐOÁN BỆNH LÝ ĐỘNG MẠCH VÀNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUỐC TẾ VINMEC ĐÀ NẴNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả hình ảnh động mạch vành bằng chụp cắt lớp vi tính. Xác định giá trị chụp cắt lớp vi tính 640 lát cắt ở những trường hợp có chụp mạch số hóa xóa nền trong chẩn đoán bệnh lý mạch vành.
Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang, 310 trường hợp chụp mạch vành bằng máy cắt lớp vi tính đa lớp cắt Toshiba Aquilion One tại bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Đà Nẵng từ ngày 1.1.2019 đến 30.8.2021, trong đó 42 trường hợp đối chiếu với chụp mạch vành bằng ống thông với máy xoá nền kỹ thuật số (chụp động mạch vành qua da) sau đó.
Kết quả: Độ tuổi trung bình khoảng 59,5±12,5; nam gần gấp 3 lần nữ; nhịp tim trung bình khoảng 68,28±18,67 lần/phút. Vôi hóa động mạch vành chủ yếu ở mức độ nhẹ, phân bố trên tất cả các nhánh động mạch. Động mạch liên thất trước chiếm tỉ lệ vôi hóa nhiều nhất trên 50% và cũng là nhánh có nhiều vị trí hẹp nhất. Vị trí hẹp hay gặp nhất ở các nhánh động mạch vành là ở đoạn gần và mức độ hẹp nhẹ hay gặp nhất. Giá trị đánh giá hẹp các nhánh động mạch vành giữa chụp cắt lớp vi tính và chụp động mạch vành qua da.
Giá trị | Se (%) | Sp (%) | Độ chính xác (%) |
LM | 100 | 100 | 100 |
LAD | 97,5 | 100 | 97,6 |
LCx | 90,9 | 90,0 | 95,2 |
RCA | 93,3 | 91,7 | 92,9 |
Kết luận: Chụp cắt lớp vi tính đánh giá hình ảnh bình thường, bất thường đường đi, các biến thể giải phẫu cũng như vị trí và mức độ hẹp. Chụp động mạch vành qua da khó xác định các bất thường giải phẫu, ngoại trừ cầu cơ. Giá trị đánh giá hẹp các nhánh động mạch vành bằng cắt lớp vi tính 640 lát cắt có độ nhạy, độ đặc hiệu và độ chính xác cao so với chụp động mạch vành qua da.
Từ khóa
động mạch vành, cắt lớp vi tính, chụp mạch số hóa xóa nền, giải phẫu
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. Vũ Duy Tùng (2016), Nghiên cứu giải phẫu động mạch vành trên cắt lớp vi tính so với hình ảnh chụp mạch qua da, Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội – Hà Nội.
3. Nguyễn Văn Công (2012), Nghiên cứu đặc điểm tổn thương động mạch vành, mối liên quan với tổn thương microalbumin niệu và một số yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành ở bệnh nhân đái táo đường type 2, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Y Hà Nội.
4. Andresa Fuchs et al (2018), Subtraction CT angiography improves evaluation of significant coronary artery disease in patients with severe calcifications or stents—the C-Sub 320 multicenter trial, Eur radiology, Vol. 4 p. 12.
5. Benjamin EJ, Blaha MJ, Chiuve SE et al (2017), Heart Disease and Stroke Statistics 2017, At-a-Glance on behalf of the American Heart Association Statistics Committee and Stroke Statistics Subcommittee. Heart disease and stroke statistics: a report from the American Heart.
6. Orenstein B.W. (2013), Up and Running Fast- 640-Slice Scanner are coming online in US hospitals, Radiology Today, Vol. 14 No. 9 p. 12.
7. Chlaihel et al (2011), Dose and image quality comparison between prospechụp cắt lớp vi tínhively gated axial and retrospechụp cắt lớp vi tínhively gated helical coronary CT angiograph, The British Journal of Radiology, 84 (2011), 51–57.
8. Bastarrika G., Lee Y.S., Huda W. et al (2009), CT of Coronary Artery Disease, Volume 253: Number 2 p. 8.
9. Loukas M., Patel S, Cesmebasi A et al (2016), The clinical anatomy of the coronary artery, 29(3):371-9, Epub.
10. Symons R. et al (2016), Coronary CT angiography: Variability of CT Scanners and Readers in Measurement of Plaque Volume, Volume 281: Number 3.
11. Tomar et al (2014), Frequency and Clinical Significance of Conus Artery and Its Variant Third Coronary Artery (TCA) in North Indian Population: A 64-Slice CT Angiographic Study, International Journal of Scientific and Research Publications, Volume 4, Issue 9.
12. Udaya S., Vijaya K. et al (2011), The anatomy of right conus artery and its clinical significance, Recent Research in Science and Technology, 3(10): 30-39 ISSN: 2076-5061.
13. Wei Gue (2015), Quantification of three-dimensional computed tomography angiography for evaluating coronary luminal stenosis using digital subtrachụp cắt lớp vi tínhion angiography as the standard of reference, biomedicalengineering-online.biomedcentral.com
14. Ziqiao Lei et al (2018), Application study of 640-slice computed tomography low dose coronary angiography, Digital medicine, Jul-sep 2015, Vol 1, Issue 1.