VAI TRÒ CỦA CỘNG HƯỞNG TỪ ĐÀN HỒI 3 TESLA TRONG ĐÁNH GIÁ ĐỘ XƠ HÓA GAN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Khảo sát độ xơ hóa gan trên cộng hưởng từ đàn hồi (CHTĐH) và mối liên quan giữa CHTĐH với mô bệnh học trong đánh giá độ xơ hóa gan ở bệnh nhân viêm gan mạn.
Phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu, mô tả, khảo sát CHTĐH gan trước sinh thiết ở 20 bệnh nhân viêm gan mạn tại bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 11/2019 đến tháng 5/2021.
Kết quả: Tuổi trung bình trong nghiên cứu là 51,4 tuổi. Có 100% bệnh nhân là nữ. Độ cứng gan trung bình (đơn vị kilopascal = kPa) trong nhóm nghiên cứu tương ứng với mỗi nhóm theo phân độ Metavir lần lượt là 3,1 ± 0,2 (F1, n = 8), 3,6 ± 0,1 (F2, n = 11) và 5,3 (F3, n = 1). Không có trường hợp nào có độ cứng gan F4. Hệ số tương quan Spearman là 0,63 (p=0,003) cho thấy có sự tương quan thuận, mạnh giữa độ cứng gan trên CHTĐH với mức độ xơ hóa gan theo Metavir trên mô bệnh học. Dựa vào đường cong ROC, với điểm cắt là 3,7 kPa có thể dự đoán xơ hóa gan có ý nghĩa (≥ F2) với độ nhạy 58%, độ đặc hiệu 100%. Chúng tôi chưa tìm được giá trị kPa trong dự đoán xơ hóa gan ≥ F3 và F4.
Kết luận: CHTĐH là một kỹ thuật mới, an toàn, không xâm lấn, có thể thay thế sinh thiết để đánh giá giai đoạn xơ hóa gan.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Cộng hưởng từ đàn hồi, độ cứng, xơ hóa gan, viêm gan mạn, mô bệnh học
Tài liệu tham khảo
2. Hee Sun Park, Won Hyeok Choe, Hye Seung Han (2019). “Assessing significant fibrosis using imaging-based elastography in chronic hepatitis B patients: Pilot study”. World J Gastroenterol; 25(25): pp.3256-3267
3. Hiroyuki Morisaka, Utaroh Motosugi et al (2017). “Magnetic Resonance Elastography is a Accurate as Liver Biopsy for Liver Fibrosis Staging”. J. Magn Reson. Imaging; pp.108-113.
4. Jing Wang, Neera Malik, Meng Yin (2017). “Magnetic resonance elastography is accurate in detecting advanced fibrosis in autoimmune hepatitis”. World J Gastroenterol; 23(5): pp.859-868.
5. Meng Yin, Jayant A. Talwalkar et al (2007). “Assessment of Hepatic Fibrosis With Magnetic Resonance Elastography”. Clinical Gastroenterology and hepatology, pp.1207–1213.
6. Ngô Quốc Đạt, Bùi Hồng Lĩnh, Hoàng Trọng Thảng (2013). “Nghiên cứu mức độ xơ hóa gan qua đo độ đàn hồi gan đối chiếu với sinh thiết gan ở bệnh nhân viêm gan siêu vi C mạn tính”. Tạp chí Y Dược học, trường Đại học Y Dược Huế, (15), tr.75-83.
7. Shintaro Ichikawa et al (2012). “Magnetic resonance elastography for staging liver fibrosis in chronic hepatitis C”. Magn Reson Med; 11(4): pp. 291-297.
8. Siddharth Singh, Sudhakar K.Venkatesh et al (2016). “Diagnotic accuracy of magnetic resonance elastography in liver transplant recipients: A pooled analysis”. Annals of Hepatology; 15(3): pp.363-376.
9. Sudhakar Kundapur Venkatesh (2014). “Magnetic resonance elastography for the detection and staging of liver fibrosis in chronic hepatitis B”, European Radiology, 24, pp.70–78.
10. Xiao-Pei Wang, Yu Wang, Hong Ma (2020). “Assessment of liver fibrosis with liver and spleen magnetic rasonance elastography, serum markers in chronic liver disease”. Quant Imaging Med Surg; 10(6): pp.1208-1222.