ĐẶC ĐIỂM CỦA PHÌNH ĐỘNG MẠCH NÃO ĐỂ ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ VỠ BẰNG SỬ DỤNG MÔ HÌNH HUYẾT ĐỘNG HỌC VÀ LƯU LƯỢNG DÒNG CHẢY BẰNG MÁY DSA.

Nguyễn Văn Hoàng1,, Vũ Đăng Lưu2, Bs Trần Anh Tuấn2, Lê Hoàng Kiên3, Bs Nguyễn Quang Anh2, BS Nguyễn Tất Thiện3, Nguyễn Hữu An3, Nguyễn Thị Thu Trang3, Trần Cường3, Từ Đức Ngọc3, Lê Hoàng Khỏe3, Nguyễn Thị Hảo2, Vũ Thị Thanh4, GS Phạm Minh Thông2
1 
2 Bộ môn Chẩn đoán hình ảnh – Đại học Y Hà Nội
3 Trung tâm Điện quang – Bệnh viện Bạch Mai
4 ** Trung tâm Điện quang – Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đo lưu lượng bên trong túi phình sử dụng nguyên lý dòng quang (OF – Optical Flow) kết hợp với mô phỏng động lực học chất lỏng CFD sử dụng phương pháp phân tích số (Numerical Analysis) là phương pháp mới giúp hiểu rõ hơn về dòng chảy bên trong mạch máu và túi phình cũng như các yếu tố về dòng vào, xoáy, phản lực làm tăng nguy cơ vỡ ở bệnh nhân có phình mạch não đã được chứng minh là liên quan mật thiết đến quá trình hình thành và phát triển của túi phình ngoài các yếu tố đã được đề cấp trong các nghiên cứu Meta – analysis trước đây như giới nữ, kích thước túi phình, vị trí như thông trước hay tuần hoàn sau, hút thuốc lá, tăng huyết áp, hình dạng túi phình,…


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiến cứu thực hiện từ tháng 7 năm 2021 đến tháng 7- 2022, 127 bệnh nhân có phình mạch não được chụp DSA – AneurysmsFlow và điều trị tại bệnh viện Bạch Mai.


Kết quả: Tất cả 127 bệnh nhân với 170 túi phình trong đó 139 túi phình ở các vị trí khác nhau được đo lưu lượng dòng chảy bằng phần mềm thương mại Aneurysms Flow bằng máy hai bình diện tại bệnh viện Bạch Mai cho kết quả mô hình dòng chảy dòng tia vào chủ yếu tác động vào thành túi phình, thường xuyên nhất ở vị trí đáy (64,8%), hoặc thân (29,1%). Chỉ 15% số chứng phình động mạch có dòng chảy tác động vào cổ túi phình. Trên cơ sở phân loại của Cebral đơn giản hoá dựa vào dòng vào và hình thành các xoáy cũng như sự ổn định của các xoáy, dòng chảy loại I (57,6%) là phổ biến nhất, tiếp theo là loại IV (19,4%), loại II (12,2%) và loại III (10,8). Các mô hình xoáy ổn định đơn giản, vùng ảnh hưởng lớn và kích thước tia lớn thường được thấy với chứng phình động mạch không bị vỡ. Ngược lại, các túi phình động mạch bị vỡ có nhiều khả năng có mô hình dòng chảy bị xáo trộn, vùng ảnh hưởng nhỏ và kích thước dòng tia nhỏ.


Kết luận: Đo lưu lượng dòng chảy bằng máy DSA – Aneurysms Flow giúp hiểu một cách sâu hơn về sự biến động của dòng máu bên trong mạch mang và túi phình giúp cho việc cân nhắc điều trị sớm với nhưng túi phình có nguy cơ cao tránh biến chứng vỡ cũng như hiểu sâu hơn về huyết động học bên trong túi phình đã vỡ để có chiến lược điều trị.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Osborn AG. Diagnostic Cerebral Angiography. Lippincott Williams & Wilkins; 1999.
2. Vega C, Kwoon JV, Lavine SD. Intracranial Aneurysms: Current Evidence and Clinical Practice. AFP. 2002;66(4):601.
3. Johnston SC, Higashida RT, Barrow DL, et al. Recommendations for the endovascular treatment of intracranial aneurysms: a statement for healthcare professionals from the Committee on Cerebrovascular Imaging of the American Heart Association Council on Cardiovascular Radiology. Stroke. 2002;33(10):2536-2544. doi:10.1161/01. str.0000034708.66191.7d
4. Bonnefous O, Pereira VM, Ouared R, et al. Quantification of arterial flow using digital subtraction angiography. Med Phys. 2012;39(10):6264-6275. doi:10.1118/1.4754299
5. Pereira VM, Ouared R, Brina O, et al. Quantification of internal carotid artery flow with digital subtraction angiography: validation of an optical flow approach with Doppler ultrasound. AJNR Am J Neuroradiol. 2014;35(1):156-163. doi:10.3174/ajnr.A3662
6. Brina O, Ouared R, Bonnefous O, et al. Intra-Aneurysmal Flow Patterns: Illustrative Comparison among Digital Subtraction Angiography, Optical Flow, and Computational Fluid Dynamics. AJNR Am J Neuroradiol. 2014;35(12):2348-2353. doi:10.3174/ajnr.A4063
7. Killer-Oberpfalzer M, Kocer N, Griessenauer CJ, et al. European Multicenter Study for the Evaluation of a DualLayer Flow-Diverting Stent for Treatment of Wide-Neck Intracranial Aneurysms: The European Flow-Redirection Intraluminal Device Study. AJNR Am J Neuroradiol. 2018;39(5):841-847. doi:10.3174/ajnr.A5592
8. Vu Dang Luu. Clinical features and imaging characteristics of computed tomography and DSA of ruptured cerebral aneurysm. Evaluation of the effectiveness of embolization for treatment of the ruptured cerebral aneurysm. Thesis Doctor of Medicine, Hanoi Medical University. 2012.
9. Cebral JR, Castro MA, Burgess JE, Pergolizzi RS, Sheridan MJ, Putman CM. Characterization of cerebral aneurysms for assessing risk of rupture by using patient-specific computational hemodynamics models. AJNR Am J Neuroradiol. 2005;26(10):2550-2559.