ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH CỦA CẦU CƠ ĐỘNG MẠCH VÀNH BẰNG CHỤP CLVT 256 DÃY

Đào Hải Nam1, Nguyễn Quốc Dũng2, Phạm Đức Hiệp3
1 Trường đại học Y Hà Nội.
2 BV đa khoa Medlatech
3 Bệnh viện Hữu Nghị

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: đánh giá, phân tích về tỷ lệ vị trí, độ sâu, độ dài của cầu cơ động mạch vành, tình trạng xơ vữa trước cầu cơ và mức độ hẹp lòng mạch thì tâm thu bằng hình ảnh cắt lớp vi tính đa dãy (MSCT).


Công cụ và phương pháp nghiên cứu: Chụp cắt lớp vi tính cho 175 bệnh nhân bằng máy MSCT 256 dãy tại bệnh viên Hữu Nghị Hà Nội trong khoảng thời gian từ tháng 7/2021 đến tháng 8/2022. Chọn các hình ảnh có chất lượng tốt nhất ở thì tâm thu và tâm trương. Đo chiều dài, bề dày của cầu cơ. Với mỗi đoạn cầu cơ, đánh giá sự có mặt của mảng xơ vữa phía trước không quá 2cm chiều dài động mạch. Đánh giá mức độ hẹp lòng mạch thì tâm thu gây ra bởi cầu cơ.


Kết quả: Đa số là cầu cơ nằm ở động mạch liên thất trước (LAD) (98,3%). Giá trị trung bình của chiều dài và bề dày cầu cơ là 23,1 ± 10,5mm và1,0 ± 1,0mm. Tình trạng xơ vữa trước cầu cơ được phát hiện ở 77 trường hợp (chiếm 43%). Trung bình mức độ hẹp động mạch đường hầm thì tâm thu là 23,0%.


Kết luận: MSCT 256 dãy có giá trị cao trong việc phát hiện cầu cơ, xác định vị trí, từ đó đo lường chiều dài, bề dày cầu cơ, tình trạng xơ vữa trước cầu cơ cũng như mức độ làm hẹp lòng mạch thì tâm thu của cầu cơ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Irvin RG. The Angiographic Prevalence of Myocardial Bridging in Man. Chest. 1982/02/01/ 1982;81(2):198-202.
2. Đỗ Xuân Hợp. Giải phẫu ngực. Nhà xuất bản y học; 1978.
3. Lim JJ, Jung JI, Lee BY, Lee HGJAJoR. Prevalence and types of coronary artery fistulas detected with coronary CT angiography. 2014;203(3):W237-W243.
4. Zenooz NA, Habibi R, Mammen L, Finn JP, Gilkeson RCJR. Coronary artery fistulas: CT findings. 2009;29(3):781-789.
5. Zhu C, Wang S, Wang S, et al. Prevalence and characteristics of intramural coronary artery in hypertrophic obstructive cardiomyopathy: a coronary computed tomography and invasive angiography study. Quant Imaging Med Surg. Jan 2021;11(1):162-171. doi:10.21037/qims-20-362
6. Sternheim D, Power DA, Samtani R, Kini A, Fuster V, Sharma S. Myocardial Bridging: Diagnosis, Functional Assessment, and Management: JACC State-of-the-Art Review. J Am Coll Cardiol. Nov 30 2021;78(22):2196-2212. doi:10.1016/j.jacc.2021.09.859
7. Hwang JH, Ko SM, Roh HG, et al. Myocardial bridging of the left anterior descending coronary artery: depiction rate and morphologic features by dual-source CT coronary angiography. Korean J Radiol. Sep-Oct 2010;11(5):514-21. doi:10.3348/kjr.2010.11.5.514
8. Cullu N, Yeniceri IO, Ozdemir MY, Altun I, Dogan E. Evaluation of the morphological and clinical features of left anterior descending myocardial bridging with multi-detector computed tomography. Kardiochir Torakochirurgia Pol. Jun 2021;18(2):87-91. doi:10.5114/kitp.2021.107469
9. Yu M, Zhang Y, Li Y, Li M, Li W, Zhang J. Assessment of Myocardial Bridge by Cardiac CT: Intracoronary Transluminal Attenuation Gradient Derived from Diastolic Phase Predicts Systolic Compression. Korean J Radiol. Jul-Aug 2017;18(4):655-663. doi:10.3348/kjr.2017.18.4.655
10. Vũ Thu Thủy. Đánh giá đặc điểm cầu cơ động mạch vành trên máy chụp cắt lớp vi tính hai nguồn năng lượng 256 dãy tại bệnh viện Bạch Mai. Trường Đại học Y Hà Nội; 2014