ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH CLVT ĐA DÃY VỠ XƯƠNG HÀM MẶT DO TAI NẠN GIAO THÔNG

Nguyễn ĐÌnh Minh1, Nguyễn Đình Thế1
1 Bệnh viện hữu nghị Việt Đức

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: nghiên cứu đặc điểm hình ảnh cắt lớp vi tính đa dãy trong chẩn đoán vỡ xương hàm mặt do tai nạn giao thông.


Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 63 bệnh nhân chấn thương hàm mặt do tai nạn giao thông được chụp CLVT đa dãy cấp cứu tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tháng 4/2022.


Kết quả: gồm 46 nam và 17 nữ. Tuổi trung bình là 28,4±12,6 (từ 15 đến 75 tuổi). Tai nạn giao thông hay gặp nhất là tai nạn xe máy –xe máy với 21/63 (33,3%), đi xe máy tự ngã là 18/63 (28,6%), tai nạn oto-xe máy chiếm 16/63 (25,4%), tai nạn đi bộ với oto/xe máy là 5/63 (7,9% và do ô tô – ô tô là 3/63 (4,8%). Đặc điểm CLVT cho thấy có 28/63 (44,4%) kèm theo vỡ vòm sọ và 32/63(50,8%) vỡ nền sọ. Trong các trường hợp vỡ xương hàm mặt, vỡ xương thành hốc mắt là hay gặp nhất với 41/63(65,1%), vỡ xương hàm trên là 39/63(61,9%), vỡ xương gò má 32/63 (50,8%), xương mũi 19/63 (30,2%), thành xoang trán 13/63 (20,6%), vỡ xuong khẩu cái  và gãy xương hàm dưới có tỷ lệ là 11/6 (17,5%). Gãy xương hàm trên hay gặp nhất là Lefort 1 với 11/63 (17,5%) bên phải và bên trái, Lefort 2 và 3 ít gặp hơn với tỷ lệ từ 1,6% đến 6,3%.


Kết luận: Cắt lớp vi tính đa dãy là phương pháp tin cậy trong chấn đoán vỡ xương hàm mặt.


 


 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bernstein MP. The Imaging of Maxillofacial Trauma 2017. Neuroimaging Clinics.2018;28(3):509-524. doi:10.1016/j.nic.2018.03.013
2. Ahmad K, Rauniyar RK, Gupta MK, et al. Multidetector computed tomographic evaluation of
maxillofacial trauma. Asian Journal of Medical Sciences.2014;5(4):39-43. doi:org/10.3126/ajms.v5i4.9561
3. Meara DJ. Diagnostic Imaging of the Maxillofacial Trauma Patient. Atlas of the Oral and Maxillofacial Surgery Clinics of North America.2019;27(2):119-126. doi:10.1016/j.cxom.2019.05.004
4. de Carvalho MF, Vieira JNM, Figueiredo R, et al. Validity of computed tomography in diagnosing midfacial fractures. Int J Oral Maxillofac Surg.2021;50(4):471-476. doi:10.1016/j.ijom.2020.09.002
5. Talari H, Moussavi N, Hoseinzadeh A, et al. Wisconsin criteria and necessity for computed tomography in patients with maxillofacial trauma: A diagnostic value study. Report. Archives of Trauma Research.2021;10:92.
6. Jarrahy R, Vo V, Goenjian HA, et al. Diagnostic Accuracy of Maxillofacial Trauma Two-Dimensional and Three-Dimensional Computed Tomographic Scans: Comparison of Oral Surgeons, Head and Neck Surgeons, Plastic Surgeons, and Neuroradiologists. Plastic and Reconstructive Surgery.2011;127(6)
7. Al-Hassani A, Ahmad K, El-Menyar A, et al. Prevalence and patterns of maxillofacial trauma: a retrospective descriptive study. Eur J Trauma Emerg Surg.2019;doi:10.1007/s00068-019-01174-6
8. Juncar M, Tent PA, Juncar RI, et al. An epidemiological analysis of maxillofacial fractures: a 10-year cross-sectional cohort retrospective study of 1007 patients. BMC Oral Health.2021;21(1):128. doi:10.1186/s12903-021-01503-5
9. Mijiti A, Ling W, Tuerdi M, et al. Epidemiological analysis of maxillofacial fractures treated at a university hospital, Xinjiang, China: A 5-year retrospective study. J Craniomaxillofac Surg.2014;42(3):227-33. doi:10.1016/j.jcms.2013.05.005
10. Joshi UM, Ramdurg S, Saikar S, et al. Brain Injuries and Facial Fractures: A Prospective Study of Incidence of Head Injury Associated with Maxillofacial Trauma. Journal of Maxillofacial and Oral Surgery.2018;17(4):531-537. doi:10.1007/s12663-017-1078-8