ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ VAI TRÒ CỦA CẮT LỚP VI TÍNH ĐA DÃY TOÀN THÂN TRONG UNG THƯ TUYẾN TIỀN LIỆT GIAI ĐOẠN IV
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Nghiên cứu được thực hiện nhằm mô tả đặc điểm hình ảnh ung thư tuyến tiền liệt (UT TTL) trên cắt lớp vi tính (CVLT) đa dãy và đánh giá vai trò của CLVT đa dãy trong UT TTL ở các bệnh nhân (BN) UT TTL giai đoạn IV.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 45 bệnh nhân (BN) tại Bệnh viện Hữu Nghị từ tháng 1/2017 đến tháng 5/2023. Tất cả các BN được chẩn đoán xác định UT TTL, chụp cộng hưởng từ (CHT) đa tham số, CLVT, xạ hình xương và chẩn đoán giai đoạn IV sau khi có các xét nghiệm trên.
Kết quả: Nghiên cứu trên 45 BN có tuổi trung bình 78,31±5,64 tuổi, nồng độ PSA toàn phần trung bình 279,78ng/ml, thể tích TTL trung bình 45,20ml. 60% BN có tổn thương xâm lấn ra ngoài tuyến và 66,7% BN di căn hạch vùng; 40% BN di căn hạch ngoài vùng; 46,7% BN di căn xương; 28,9% BN di căn các tạng khác. CLVT đa dãy có độ phù hợp tốt đến rất tốt so với CHT trong đánh giá tổn thương xâm lấn tại chỗ và độ phù hợp tốt với xạ hình xương trong đánh giá tổn thương di căn xương, với p <0,05.
Kết luận: CLVT đa dãy có giá trị cao trong đánh giá tổn thương di căn ở các BN UT TTL giai đoạn IV, đặc biệt là các tổn thương ở phổi. CLVT đa dãy toàn thân có thể được sử dụng ở các bệnh viện chưa có CHT toàn thân và PET/CT trong đánh giá các tổn thương di căn do UT TTL.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Ung thư tuyến tiền liệt, Cắt lớp vi tính đa dãy, xạ hình xương.
Tài liệu tham khảo
2. Resnick M. J., Koyama T., Fan K. H., et al. Long-term functional outcomes after treatment for localized prostate cancer. N Engl J Med. 2013;368:436-445.
3. Chen W., Zheng R., Baade P. D., et al. Cancer statistics in China, 2015. CA: a cancer journal for clinicians. 2016;66(2):115-132.
4. Mottet N., Bellmunt J., Bolla M., et al. EAU-ESTRO-SIOG guidelines on prostate cancer. Part 1: screening, diagnosis, and local treatment with curative intent. European urology. 2017;71(4):618-629.
5. Schiavina R., Chessa F., Borghesi M., et al. State-of-the-art imaging techniques in the management of preoperative staging and re‐staging of prostate cancer. International Journal of Urology. 2019;26(1):18-30.
6. Pesapane F., Czarniecki M., Suter M. B., et al. Imaging of distant metastases of prostate cancer. Medical Oncology. 2018;35(11):1-17.
7. Rosenkrantz A. (Ed.). MRI of the Prostate: A Practical Approach. Thieme. 2016.
8. Buyyounouski M. K., Choyke P. L., McKenney J. K., et al. Prostate cancer–major changes in the American Joint Committee on Cancer eighth edition cancer staging manual. CA: a cancer journal for clinicians. 2017;67(3):245-253.
9. Gandaglia G., Abdollah F., Schiffmann J., et al. Distribution of metastatic sites in patients with prostate cancer: a population‐based analysis. The Prostate. 2014;74(2):210-216.
10. Lê Thị Khánh Tâm. Đánh giá kết quả điều trị nội tiết ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn IV. Luận án Tiến sỹ. Trường Đại học Y Hà Nội; 2020.
11. Bubendorf L., Schöpfer A., Wagner U., et al. Metastatic patterns of prostate cancer: an autopsy study of 1,589 patients. Human Pathology. 2000;31(5):578-583.
12. Engeler C. E., Wasserman N. F., Zhang G. Preoperative assessment of prostatic carcinoma by computerized tomography: Weaknesses and new perspectives. Urology. 1992;40(4):346-350.
13. Tanimoto A., Nakashima J., Kohno H., et al. Prostate cancer screening: the clinical value of diffusion-weighted imaging and dynamic MR imaging in combination with T2-weighted imaging. Journal of Magnetic Resonance Imaging: An Official Journal of the International Society for Magnetic Resonance in Medicine. 2007;25(1):146-152.
14. Zhang J. Computed tomography imaging in patients with prostate cancer. In: Hricak H, Scardino P, eds. Prostate cancer. Cambridge University Press; 2009:120 - 139:chap 8.