Đặc điểm hình ảnh của cắt lớp vi tính 512 lát trong chẩn đoán hẹp động mạch vành ở bệnh nhân nghi ngờ bệnh động mạch vành mạn tính tại bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Lê Tuấn Linh1, Nguyễn Trọng Tuyển2, Nguyễn Minh Hồng2, Lê Minh Trường2,
1 Trường Đại Học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm hình ảnh cắt lớp vi tính 512 lát ĐMV ở bệnh nhân nghi ngờ hẹp mạn tính động mạch vành


Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, 63 bệnh nhân nghi ngờ hẹp ĐMV mạn tính đươc chụp CLVT 512 lát cắt G.E Revolution tại BV Trung ương Quân đội 108 từ 15/9/2022 đến 15/9/2023


Kết quả: Độ tuổi trung bình 61,3±11,5; tỉ lệ nam: nữ xấp xỉ 1,9:1; nhịp tim trung bình 72,03±20,05 ck/phút. Chất lượng ảnh chụp đạt từ khá trở lên chiếm tỉ lệ 85,7%. Vôi hóa ĐMV chủ yếu ở mức độ nhẹ (41,3%), phân bố trên tất cả các nhánh động mạch. Động mạch liên thất trước chiếm tỉ lệ vôi hóa nhiều nhất (53,9%) và cũng là nhánh có nhiều vị trí hẹp nhất (71,4%). Vị trí hẹp hay gặp nhất ở các nhánh ĐMV là ở đoạn giữa và mức độ hẹp nhẹ hay gặp nhất


Kết luận: Cắt lớp vi tính động mạch vành 512 lát giúp đánh giá điểm Calci, biến thể và bất thường giải phẫu, vị trí hẹp và mức độ hẹp động mạch vành

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Vũ Kim Chi. Nghiên cứu giá trị của chụp cắt lớp vi tính 64 dãy trong việc đánh giá các tổn thương của động mạch vành. Luận án tiến sỹ y học. Đại học Y Hà Nội, 2013
2. Hoàng Vân Hoa. Đánh giá điểm vôi hóa và xơ vữa động mạch vành trên chụp cắt lớp vi tính 64 dãy tại bệnh viện Bạch Mai từ tháng 11/2006 đến tháng 11/2007. Luận văn thạc sỹ y học. Đại học Y Hà Nội; 2008
3. Phùng Bảo Ngọc. Nghiên cứu giá trị của chụp cắt lớp vi tính hai nguồn năng lượng không sử dụng thuốc kiểm soát nhịp tim trong đánh giá bệnh lý hẹp động mạch vành. Luận văn Bác sỹ nội trú. Đại học Y Hà Nội; 2013
4. Trần Như Tú, Lê Thị Hồng Vũ, Nguyễn Hữu Xuân. Nghiên cứu tương quan giữa chụp cắt lớp vo tính 640 lát cắt và chụp mạch số hóa xóa nền trong chẩn đoán bệnh lí động mạch vành tại bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Tạp chí Điện quang và Y học hạt nhân Việt Nam số 51 (05-2023). Trang 33-45
5. Alkadhi, H., et al. Dual-source computed tomography coronary angiography: influence of obesity, calcium load, and heart rate on diagnostic accuracy, Eur Heart J, 29(6), p: 766-76. 2008 6. Babikir Kheiri, Timothy F. Simpson, Mohammed Osman et al. Computed Tomography vs Invasive Coronary Angiography in Patients With Suspected Coronary Artery Disease: A Meta-Analysis. J Am Coll Cardiol Img. 2022 Dec, 15 (12) 2147–2149.
7. Gorka Bastarrika , Jordi Broncano, U Joseph Schoepf et al. Relationship between coronary artery disease and epicardial adipose tissue quantification at cardiac CT: comparison between automatic volumetric measurement and manual bidimensional estimation. Academic Radiology, Vol 17, No 6, June 2010. DOI: 10.1016/j.acra.2010.01.015
8. Hu X. H, Zheng W. L, Wang D et al. Accuracy of high-pitch prospectively ECG-triggering CT coronary angiography for assessment of stenosis in 103 patients: comparison with invasive coronary angiography, Clin Radiol, 67(11), p: 1083-1088. 2012
9. Leschka S, Stolzmann P, Desbiolles L et al. Diagnostic accuracy of high-pitch dual-source CT for the assessment of coronary stenoses: first experience, Eur Radiol, 19, p: 2896-2903. 2009
10. Mohammad Aghaeishahsavari, Masood Noroozianavval, Pegah Veisi et al. Cardiovascular disease risk factors in patients with confirmed cardiovascular disease. Saudi Med J, 27 (9), p: 1358-1361. 2006.
11. Piotr Nikodem Rudziński, Mariusz Kruk, Marcin Demkow, et al. Efficacy and safety of coronary computed tomography angiography in patients with a high clinical likelihood of obstructive coronary artery disease. Polish heart journal Vol 80, No1(2022). DOI: 10.33963/KP.a2021.0185.
12. Weustink, A. C, Neefjes L. A, Kyrzopoulos S et al. Impact of heart rate frequency and variability on radiation exposure, image quality, and diagnostic performance in dual-source spiral CT coronary angiography, Radiology, 253(3), p: 672-680. 2009