ỨNG DỤNG TIÊU CHUẨN KINKI TRONG PHÂN CHIA DƯỚI NHÓM UNG THƯ BIỂU MÔ TẾ BÀO GAN GIAI ĐOẠN TRUNG GIAN

Nguyễn Thị Thu Huyền1, Nguyễn Anh Tuấn2, Lê Trọng Bỉnh
1 BSNT Bộ môn Chẩn đoán hình ảnh, Trường Đại học Y-Dược, Đại học Huế
2 Khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Trung Ương Huế

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Ứng dụng tiêu chuẩn Kinki trong phân giai đoạn ung thư biểu mô tế bào gan (UTBMTBG) giai đoạn trung gian. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 109 bệnh nhân UTBMTBG giai đoạn trung gian tại Bệnh viện trường Đại học Y-Dược Huế và Bệnh viện Trung ương Huế từ 01/2022 đến 08/2023. Chẩn đoán UTBMTBG theo hướng dẫn của Bộ Y tế 2020. Phân giai đoạn trung gian theo BCLC 2012. Phân loại dưới nhóm UTBMTBG giai đoạn trung gian theo tiêu chuẩn Kinki. Đối chiếu chỉ định điều trị trên lâm sàng và theo khuyến cáo của BCLC và tiêu chuẩn Kinki.


Kết quả: Tuổi trung bình: 64,2 ± 13 tuổi, nam/nữ: 7/1. Kích thước u trung bình: 8,9 ± 3,6 cm. Phân dưới nhóm 109 bệnh nhân UTBMTBG giai đoạn trung gian (BCLC-B) theo tiêu chuẩn Kinki như sau: B1 n=21 (19,3%), B2 n=76 (69,7%), B3 n=12 (11%) trong đó B3a n=2 (1,8%), B3b n=10 (9,2%). Chỉ định điều trị trên thực tế lâm sàng bao gồm TACE (47,7%), phẫu thuật (22%), hóa trị (18,3%), nội khoa (9,2%), RFA (2,8%). Có 52,3% chỉ định điều trị nằm ngoài khuyến cáo BCLC 2012. Đối chiếu chỉ định điều trị trên lâm sàng và khuyến cáo của tiêu chuẩn Kinki nhận thấy: 100% bệnh nhân dưới nhóm B1; 76,4% bệnh nhân dưới nhóm B2 và 66,7% bệnh nhân dưới nhóm B3 có chỉ định điều trị trên thực tế tương ứng với khuyến cáo điều trị theo tiêu chuẩn Kinki.


Kết luận: UTBMTBG giai đoạn trung gian không đồng nhất về các đặc điểm hình ảnh và chức năng gan. Chỉ định điều trị UTBMTBG trên thực tế không hoàn toàn giống với khuyến cáo của BCLC 2012. Cần phân loại chi tiết bệnh nhân UTBMTBG giai đoạn trung gian theo tiêu chuẩn Kinki để tối ưu hoá chiến lược điều trị và cải thiện tiên lượng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Sung, Hyuna, et al. (2021), “Global cancer statistics 2020: GLOBOCAN estimates of incidence and mortality worldwide for 36 cancers in 185 countries”, CA: a cancer journal for clinicians. 71(3), pp. 209-249.
2. Bolondi, Luigi, et al. (2012), Heterogeneity of patients with intermediate (BCLC B) Hepatocellular Carcinoma: proposal for a subclassification to facilitate treatment decisions, Seminars in liver disease, Thieme Medical Publishers, pp. 348-359.
3. European Association For The Study Of The Liver (2018), “EASL clinical practice guidelines: management of hepatocellular carcinoma”, Journal of hepatology. 69(1), pp. 182-236.
4. Yi, Peng-Sheng, Hong Wang, and Jian-Shui Li (2020), “Evolution and current status of the subclassification of intermediate hepatocellular carcinoma”, World journal of gastrointestinal surgery. 12(3), pp. 85-92.
5. Kudo, Masatoshi, et al. (2015), “Subclassification of BCLC B stage hepatocellular carcinoma and treatment strategies: proposal of modified Bolondi’s subclassification (Kinki criteria)”, Digestive diseases. 33(6), pp. 751-758.
6. Bộ Y tế (2020), “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ung thư biểu mô tế bào gan”, 3129_QD-BYT, pp. tr.8-11.
7. Arizumi, Tadaaki, et al. (2016), “Validation of Kinki criteria, a modified substaging system, in patients with intermediate stage hepatocellular carcinoma”, Digestive Diseases. 34(6), pp. 671-678.
8. Yamamoto, Masateru, et al. (2021), “Significance of liver resection for intermediate stage hepatocellular carcinoma according to subclassification”, BMC Cancer. 21(1), p. 668.
9. Geschwind, Jean-Francois H, et al. (2016), “Use of transarterial chemoembolization (TACE) and sorafenib in patients with unresectable hepatocellular carcinoma: US regional analysis of the GIDEON registry”, Liver Cancer. 5(1), pp. 37-46.
10. Kudo, M (2015), “Immune checkpoint blockade in hepatocellular carcinoma”, Liver Cancer. 4(4), p. 201.
11. Kawaoka, Tomokazu, et al. (2018), “Comparison of hepatic arterial infusion chemotherapy between 5 fluorouracilbased continuous infusion chemotherapy and low-dose cisplatin monotherapy for advanced hepatocellular carcinoma”, Hepatology Research. 48(13), pp. 1118-1130.
12. Zhong, Jian-Hong, et al. (2013), “Comparison of long-term survival of patients with BCLC stage B hepatocellular carcinoma after liver resection or transarterial chemoembolization”, PloS one. 8(7), p. e68193.
13. Reig, Maria, et al. (2022), “BCLC strategy for prognosis prediction and treatment recommendation: The 2022 update”, Journal of Hepatology. 76(3), pp. 681-693.