SO SÁNH GIÁ TRỊ GIỮA CẮT LỚP VI TÍNH VÀ CỘNG HƯỞNG TỪ TRONG ĐÁNH GIÁ LẠI GIAI ĐOẠN T CỦA UNG THƯ BIỂU MÔ TRỰC TRÀNG SAU ĐIỀU TRỊ TÂN HỖ TRỢ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Giới thiệu: Đánh giá giai đoạn đóng vai trò quan trọng để lựa chọn phương thức điều trị tối ưu cho người bệnh ung thư biểu mô trực tràng (UTTT). Đặc biệt đối với trường hợp sau hóa xạ tân hỗ trợ (HXTHT), việc này ảnh hưởng đến phương pháp phẫu thuật, ví dụ cắt trọn tại chỗ hay toàn bộ trực tràng.
Mục tiêu: So sánh giá trị của cắt lớp vi tính (CLVT) và cộng hưởng từ (CHT) trong việc đánh giá giai đoạn u tại chỗ (yT), tình trạng di căn hạch vùng và diện cắt chu vi (yCRM) sau hóa xạ tân hỗ trợ (HXTHT).
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 62 bệnh nhân UTTT được chụp CLVT và CHT trước và sau HXTHT với liệu trình dài, có phẫu thuật và kết quả giải phẫu bệnh (GPB) tại Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. Giai đoạn bệnh được đánh giá lại trước phẫu thuật trên CLVT và CHT, đối chiếu với kết quả GPB có mô tả đầy đủ giai đoạn ypT, di căn hạch, ypCRM.
Kết quả: Giá trị của CLVT và CHT đánh giá giai đoạn khác T0 là không khác biệt. Cả hai phương tiện chẩn đoán đều có độ nhạy, giá trị tiên đoán dương và độ chính xác cao trong đánh giá giai đoạn khác T0. CLVT và CHT đều có độ đặc hiệu, độ chính xác và giá trị tiên đoán âm cao trong đánh giá giai đoạn T4 (82 – 94,5%). Về độ chính xác chung, CLVT thấp hơn CHT trong đánh giá giai đoạn T (38,7 so với 54,8%). Trong đánh giá có hay không hạch di căn, CLVT và CHT không có sự khác biệt rõ về giá trị. Cả hai đều có giá trị tiên đoán âm khá tốt, xấp xỉ 80%. CLVT và CHT đều có giá trị tiên đoán âm cao trong đánh giá xâm lấn cân mạc treo trực tràng, xấp xỉ 95%. CHT có độ đặc hiệu, độ chính xác cao hơn CLVT từ 11-13%.
Kết luận: Sau điều trị tân hỗ trợ, CLVT và CHT đều cho độ tin cậy tốt trong phát hiện mô u còn lại, do đó có thể cân nhắc chiến lược “theo dõi và chờ” đối với những trường hợp không còn thấy u. Cả hai đều cho độ tin cậy tốt để loại trừ giai đoạn yT4, di căn hạch vùng và xâm lấn cân mạc treo trực tràng (CMTTT).
Từ khóa
ung thư trực tràng, cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ, hóa xạ trị tân hỗ trợ, đánh giá lại giai đoạn
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. Fernandez LM, São Julião GP, Figueiredo NL. Conditional recurrence-free survival of clinical complete responders managed by watch and wait after neoadjuvant chemoradiotherapy for rectal cancer in the International Watch & Wait Database: a retrospective, international, multicentre registry study. Lancet Oncol. Jan 2021;22(1):43-50. doi:10.1016/s1470-2045(20)30557-x
3. Kalisz KR, Enzerra MD, Paspulati RM. MRI Evaluation of the Response of Rectal Cancer to Neoadjuvant Chemoradiation Therapy. Radiographics. Mar-Apr 2019;39(2):538-556. doi:10.1148/rg.2019180075
4. Glynne-Jones R, Wyrwicz L, Tiret Eea. Rectal cancer: ESMO Clinical Practice Guidelines for diagnosis, treatment and follow-up. Ann Oncol. Jul 1 2017;28(suppl_4):iv22-iv40. doi:10.1093/annonc/mdx224
5. Weiser MR. AJCC 8th Edition: Colorectal Cancer. Ann Surg Oncol. Jun 2018;25(6):1454-1455. doi:10.1245/ s10434-018-6462-1
6. Burton S, Brown G, Bees N, et al. Accuracy of CT prediction of poor prognostic features in colonic cancer. Br J Radiol. Jan 2008;81(961):10-9. doi:10.1259/bjr/19492531
7. Bogveradze N, Snaebjornsson P, Grotenhuis BAea. MRI anatomy of the rectum: key concepts important for rectal cancer staging and treatment planning. Insights Imaging. Jan 18 2023;14(1):13. doi:10.1186/s13244-022-01348-8
8. Lee S, Kassam Z, Baheti ADea. Rectal cancer lexicon 2023 revised and updated consensus statement from the Society of Abdominal Radiology Colorectal and Anal Cancer Disease-Focused Panel. Abdom Radiol (NY). May 5 2023;doi:10.1007/s00261-023-03893-2
9. Group MS. Diagnostic accuracy of preoperative magnetic resonance imaging in predicting curative resection of rectal cancer: prospective observational study. Bmj. Oct 14 2006;333(7572):779. doi:10.1136/bmj.38937.646400.55
10. Santiago I, Figueiredo N, Parés Oea. MRI of rectal cancer-relevant anatomy and staging key points. Insights Imaging. Sep 3 2020;11(1):100. doi:10.1186/s13244-020-00890-7
11. Ramanan, Munikrishnan, al. Ve. Accuracy of High Resolution Multidetector Computed Tomography in the Local Staging of Rectal Cancer. Journal of Gastrointestinal and Abdominal Radiology. 04/30 2021;05:001-015. doi:10.1055/s-0041-1726662
12. G CMWAaB. Evaluation of Mesorectal Lymph Nodes with High-Resolution MRI. Austin J Cancer Clin Re. 2014;1(4)
13. Park JH, Kim YH, al. SMLe. Diagnostic Accuracy of Computed Tomography and Magnetic Resonance Imaging Obtained after Neoadjuvant Chemoradiotherapy in Predicting the Local Tumor Stage and Circumferential Resection Margin Status of Rectal Cancer. Journal of The Korean Society of Radiology. 2014;70(2):123-132. doi:https://doi. org/10.3348/jksr.2014.70.2.123 14. Pomerri F, Pucciarelli S, Maretto Iea. Prospective assessment of imaging after preoperative chemoradiotherapy for rectal cancer. Surgery. Jan 2011;149(1):56-64. doi:10.1016/j.surg.2010.03.025
15. Liu W, Li Y, Zhang Xea. Preoperative T and N Restaging of Rectal Cancer After Neoadjuvant Chemoradiotherapy: An Accuracy Comparison Between MSCT and MRI. Front Oncol. 2021;11:806749. doi:10.3389/fonc.2021.806749