ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA BỆNH NHÂN UNG THƯ BIỂU MÔ TUYẾN GIÁP BIỆT HÓA KHÁNG 131I TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Khảo sát một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân ung thư biểu mô tuyến giáp thể biệt hóa kháng 131I tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiến cứu tiến hành trên 55 bệnh nhân ung thư biểu mô tuyến giáp thể biệt hóa đã được điều trị bằng 131I sau mổ cắt toàn bộ tuyến giáp và được xác định kháng 131I tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên từ tháng 5/2019 đến tháng 5/2024.
Kết quả: Tuổi trung bình của các bệnh nhân là 47,8 ± 11,3, 87,3% là nữ. Ung thư biểu mô tuyến giáp thể nhú chiếm 90,9% số bệnh nhân. Tỷ lệ bệnh nhân ở giai đoạn I, II, III và IV lần lượt là 43,6%, 27,3%, 7,3% và 21,8%. 81,8% bệnh nhân có nguy cơ tái phát trung bình và cao. Tổng liều 131I trung bình đã điều trị là 345,5 ± 132,4 mCi và số lần điều trị trung bình là 2,24 ± 1,1. Tất cả bệnh nhân vẫn còn nồng độ Tg kích thích cao tại thời điểm phát hiện kháng 131I. Tỷ lệ bệnh nhân ở nhóm 1, 2, 3 và 4 theo phân loại kháng 131I của ATA 2015 lần lượt là 52,7%, 21,8%, 9,1% và 16,4%. 72,7% bệnh nhân có 1 tổn thương kháng 131I, 85,5% có tổn thương kháng 131I ở hạch cổ hoặc hạch cổ kết hợp với ở vị trí khác.
Kết luận: Ung thư biểu mô tuyến giáp thể biệt hóa kháng 131I thường gặp ở bệnh nhân có nguy cơ tái phát trung bình hoặc cao. Phần lớn mô ung thư và di căn không hấp thu 131I từ lần điều trị đầu hoặc sau vài lần điều trị. Tổn thương kháng 131I hay gặp ở vị trí hạch cổ hoặc kết hợp với ở các vị trí khác.
Từ khóa
Ung thư biểu mô tuyến giáp biệt hóa, kháng iod phóng xạ (131I), xạ hình toàn thân, Hiệp hội tuyến giáp Hoa Kỳ.
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. Bùi Quang Biểu. Đặc điểm hình ảnh và giá trị chẩn đoán của 18F-FDG PET/CT ở bệnh nhân ung thư tuyến giáp biệt hóa sau phẫu thuật có thyroglobulin huyết thanh cao và xạ hình toàn thân với 131I âm tính. Tạp chí Y Dược lâm sàng 108. 2019; 14(3): 105-113.
3. Lê Ngọc Hà, Nguyễn Thị Lan Hương, Nguyễn Thị Nhung. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của các bệnh nhân ung thư tuyến giáp biệt hóa kháng 131I. Tạp chí Điện quang Việt Nam. 2018; 30: 11-16.
4. Nguyễn Thị Lan Hương, Nguyễn Hữu Nghĩa, Lê Ngọc Hà, Nguyễn Thanh Hướng. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân ung thư tuyến giáp biệt hóa kháng 131I. Tạp chí Y Dược lâm sàng 108. 2021; 16(8): 57-65.
5. Ye Liu, Yuhua Wang, Wanchun Zhang. Scoring system and simple nomogram for predicting radioiodine refractory differentiated thyroid cancer. EJNMMI Res. 2022; 12(1). https://doi.org/10.1186/s13550-022-00917-8.
6. Jinyan Chai, Ruiguo Zhang, Wei Zheng, Guizhi Zhang, Qiang Jia, Jian Tan. Predictive value of clinical and pathological characteristics for metastatic radioactive iodine-refractory differentiated thyroid carcinoma: a 16-year retrospective study. Front. Endocrinol. 2022; 13. https://doi.org/10.3389/fendo.2022.930180.
7. L. Schubert, A. M. Mbekwe Yepnang, J. Wassermann, Y. Braik Djellas. Clinico-pathological factors associated with radioiodine refractory differentiated thyroid carcinoma status. Journal of Endocrinological Investigation. 2024. https://doi.org/10.1007/s40618-024-02352-z.
8. YiLuo, Hongyi Jiang, Weibo Xu, Xiao Wang, Ben Ma, Tian Liao, Yu Wan. Clinical, pathological and molecular characteristics correlating to the occurrence of radioiodine refractory differentiated thyroid carcinoma: a systematic review and meta-analysis. Front. Oncol. 2020. https://doi.org/10.3389/fonc.2020.549882.
9. Aama Hassan, Saima Riaz, Humayun Bashir, M. Khalid Nawaz, Raza Hussain. Can the American Thyroid Association risk of recurrence predict radioiodine refractory disease in differentiated thyroid cancer. Eur Thyroid J. 2016;5(4):261-267.
10. Nguyễn Thành Công, Trần Đặng Ngọc Linh, Trần Quyết Tiến. Đặc điểm điều trị bệnh nhân ung thư tuyến giáp thể biệt hóa di căn phổi và di căn xương bằng 131I. Tạp chí Y học Việt Nam. 2024; 536(1B): 26-30.