NGHIÊN CỨU ĐÔNG KHÔ BEVACIZUMAB VÀ ĐÁNH DẤU VỚI Tc-99m ĐỂ CHỤP HÌNH MIỄN DỊCH PHÓNG XẠ UNG THƯ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Tóm tắt: Mục tiêu: Bevacizumab, kháng thể đơn dòng nhân hoá kháng VEGF, được nghiên cứu đông khô và đánh dấu với 99mTc để tạo thành 99mTc-bevacizumab dùng trong chụp hình khối ung thư. Mục đích của nghiên cứu là phát triển công thức và quy trình đông khô thuốc bevacizumab. Phương pháp: Bevacizumab được khảo sát đông khô theo hàm lượng các chất, pH, nhiệt độ và thời gian. Hợp chất đông khô được kiểm tra tính ổn định, đánh dấu với đồng vị phóng xạ 99mTc, kiểm tra độ tinh khiết hoá phóng xạ và độ bền. Kết quả: Kết quả nghiên cứu cho thấy, bevacizumab được đông khô tạo thành dạng khô xốp, màu trắng, ở các điều kiện tối ưu như đệm phosphat 0,5 M, pH 7,4 ở nhiệt độ -40 ℃ và thời gian 24 giờ. Bevacizumab đông khô ổn định sau 6 tháng theo dõi. Độ tinh khiết hóa phóng xạ của 99mTc-bevacizumab đạt hơn 98 %, đạt vô khuẩn và nội độc tố vi khuẩn. Kết luận: Bevacizumab đã được điều chế dạng đông khô, có thể dùng để đánh dấu với 99mTc, đạt các chỉ tiêu về thuốc phóng xạ và có thể dùng trong các nghiên cứu tiền lâm sàng.
Từ khóa
Kháng thể đơn dòng bevacizumab, lyophilization, đồng vị phóng xạ Tc-99m, chụp hình miễn dịch phóng xạ
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. Hongtao Li, Xiangdi Zhao, Jing Xie, Xingyu Zhu, Yue Su, Cuixia He et al., (2023). “A phase I study comparing the biosimilarity of the pharmacokinetics and safety of recombinant humanized anti-vascular endothelial growth factor monoclonal antibody injection with Avastin® in healthy Chinese male subjects”, BMC Pharmacol Toxicol, 24: 36,
doi:10.1186/s40360-023-00673-y.
3. Hui Tan, Jun Zhou, Xiangdong Yang, Dengfeng Cheng et al., (2017). “99mTc-labeled bevacizumab for detecting atherosclerotic plaque linked to plaque neovascularization and monitoring antiangiogenic effects of atorvastatin treatment in ApoE−/− mic”, Sci Rep, 7, 3504.
4. Bibi Faiza, Syed Qaiser Shah, (2020). “Synthesis of 99mTc‑p‑SCN‑Bzl‑TCMC‑bevacizumab for vascular endothelial growth factor (VEGF) receptor imaging using ovarian cancer model”, J Radioanal and Nucl Chem, 325(1). https:// doi.org/DOI:10.1007/s10967-020-07202-9.
5. Nguyễn Thị Khánh Giang, Nguyễn Thị Thu, Nguyễn Thị Ngọc và cộng sự, (2021). “Nghiên cứu đánh dấu kháng thể đơn dòng bevacizumab với đồng vị phóng xạ Tc-99m dùng trong chụp hình miễn dịch phóng xạ ung thư”, Tạp chí y dược lâm sàng 108, T10, p10-15.
6. British Pharmacopoeia 2016: European Pharmacopoeia monographs in accordance with Directive 98/34/EEC. https://Pharmacopoeia.com
7.https://ec.europa.eu/health/documents/communityregister/2018/20180124139952/anx_139952_en.pdf.
8. Henri Baudhuin, Pieter-Jan Van Bockstal, Thomas De Beer, Ilse Vaneycken, Jessica Bridoux, Geert Raes et al., (2021). “Lyophilization of NOTA-sdAbs: First step towards a cold diagnostic kit for 68Ga-labeling”, European Journal of Pharmaceutics and Biopharmaceutics, Volume 166, 194-204, https://doi.org/10.1016/j.ejpb.2021.06.012.
9. Taniwaki, L., Mendonça, R., Cunha-Júnior, A. S., Faraco, A. A. G., Ribeiro, J. A. S., Scott, I. U., & Jorge, R. (2010). “Effect of lyophilization on the in vitro biological activity of bevacizumab”, Eye, 24(10), 1628-1629. https://doi. org/10.1038/eye.2010.96.