Ứng dụng FDG PET/CT trong khảo sát đặc điểm hình ảnh ung thư thực quản

Ngô Văn Tấn1, Trần Minh Hoàng2, Nguyễn Xuân Cảnh2, Nguyễn Đình Hùng3,
1 Khoa Y học hạt nhân - Bệnh viện Chợ Rẫy
2 Bộ môn Chẩn đoán hình ảnh - Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
3 Phòng khám đa khoa Thiện Phước

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: PET/CT là một phương tiện hữu hiệu trong chẩn đoán và theo dõi ung thư thực quản (UTTQ). Nghiên cứu này nhằm khảo sát đặc điểm hình ảnh PET/CT với thuốc phóng xạ F-18 FDG (FDG PET/CT) ở bệnh nhân UTTQ.


Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu mô tả những bệnh nhân UTTQ nguyên phát chưa điều trị đặc hiệu được ghi hình FDG PET/CT nhằm khảo sát đặc điểm hình ảnh các tổn thương và đánh giá tương quan giữa hoạt động chuyển hóa tổn thương nguyên phát thực quản với khả năng xâm lấn và di căn.


Kết quả: Tổng cộng có 69 bệnh nhân UTTQ trong nghiên cứu, gồm 68 nam và 1 nữ với độ tuổi trung bình 59,6±7,5 (42-77) đã được chụp FDG PET/CT. PET/CT đã phát hiện được tất cả 76 tổn thương nguyên phát ở thực quản trong 69 bệnh nhân, thường gặp nhất là thực quản ngực đoạn 1/3 giữa với 29/76 tổn thương (38,2%) và ít nhất ở thực quản đoạn bụng với 2/76 tổn thương (2,6%). 14/76 tổn thương nguyên phát đã xâm lấn cơ quan lân cận, trong đó 5/76 tổn thương (6,6%) xâm lấn khí quản, 4/76 (5,3%) xâm lấn động mạch chủ ngực và 3/76 (3,9%) xâm lấn phổi. Các giá trị về chuyển hóa glucose tổn thương thực quản gồm giá trị hấp thu chuẩn tối đa maxSUV=16,1±7,5, giá trị hấp thu đỉnh peakSUV=12,6±6,1, giá trị hấp thu chuẩn trung bình meanSUV=6,5±2,6, tổng lượng chuyển hóa TLG=288,2±326,1 và thể tích chuyển hóa MTV= 41,1±41,6.


54/69 bệnh nhân có hạch vùng di căn (78,3%), trong đó 10% hạch ở cạnh phải khí quản đoạn cao, 8,5% hạch ở cạnh thực quản ngực đoạn trên và 8,5% hạch ở cạnh thực quản đoạn cổ. Giá trị về mức độ chuyển hóa glucose của hạch vùng di căn là maxSUV=9,9±5,9.


PET/CT phát hiện 23/69 bệnh nhân (33,3%) có tổn thương di căn xa, gồm 11/69 bệnh nhân di căn hạch xa (15,9%), 8/69 di căn xương (11,6%), 5/69 di căn phổi (8,7%) và 1/69 di căn gan (1,4%). Trong đó có 3 trường hợp bệnh nhân di căn đồng thời 2 cơ quan.


Thể tích khối u chuyển hóa MTV có ý nghĩa tiên đoán khả năng xâm lấn cơ quan lân cận (p<0,05) với ngưỡng cắt tối ưu MTV≥36,68 cm3 (độ nhạy 71%, độ đặc hiệu 71%, AUC=0,73). Ngoài ra, ngưỡng cắt tổng lượng chuyển hóa TLG ≥132,26 (độ nhạy 71%, độ đặc hiệu 76%, AUC=0,71) và thể tích chuyển hóa MTV của khối u thực quản nguyên phát ≥17,47 cm3 (độ nhạy 78%, độ đặc hiệu 65%, AUC=0,71) giúp tiên đoán khả năng di căn hạch vùng có ý nghĩa (p<0,05).


Kết luận: Tổn thương ung thư thực quản thường biểu hiện tăng hoạt động chuyển hóa glucose trên hình ảnh FDG PET/CT. PET/CT có vai trò trong chẩn đoán vị trí tổn thương nguyên phát và phát hiện các tổn thương di căn. Hoạt động chuyển hóa glucose ở tổn thương ung thư thực quản có tương quan đến sự xâm lấn cơ quan lân cận của tổn thương và khả năng di căn hạch vùng.


Từ khóa: PET/CT, FDG, ung thư thực quản.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. WHO. The Global Cancer Observatory. Updated 2022. July 1, 2023. https://gco.iarc.fr.
2. Kim TJ, Kim HY, Lee KW, Kim MS. Multimodality assessment of esophageal cancer: preoperative staging and monitoring of response to therapy. Radiographics. 2009;29(2):403-21. doi: 10.1148/rg.292085106
3. Pongpornsup S, Posri S, Totanarungroj K. Diagnostic accuracy of multidetector computed tomography (MDCT) in evaluation for mediastinal invasion of esophageal cancer. J Med Assoc Thai. 2012;95(5):704-711. https://www.researchgate.net/publication/230892677_Diagnostic_accuracy_of_multidetector_computed_tomography_
MDCT_in_evaluation_for_mediastinal_invasion_of_esophageal_cancer
4. Kato H, Kuwano H, Nakajima M, et al. Comparison between positron emission tomography and computed tomography in the use of the assessment of esophageal carcinoma. Cancer. 2002;94(4):921-928. doi: 10.1002/ cncr.10330
5. van Westreenen HL, Westerterp M, Bossuyt PM, et al. Systematic review of the staging performance of 18F-fluorodeoxyglucose positron emission tomography in esophageal cancer. J Clin Oncol. 2004;22(18):3805- 3812. doi: 10.1200/JCO.2004.01.083
6. Chatterton BE, Ho Shon I, Baldey A, et al. Positron emission tomography changes management and prognostic stratification in patients with oesophageal cancer: results of a multicentre prospective study. Eur J Nucl Med Mol Imaging. 2009;36(3):354-361. doi: 10.1007/s00259-008-0959-y
7. Deif D, Moustafa H, Fathy H, Abougabal A, Elazab M, Elahmadawy MA. Prognostic Value of F-18 FDG PET/CT Volume Based Metabolic Parameters in Patients with Cancer Esophagus. Egyptian J Nucl Med. 2020;20(1):39-52. doi: 10.21608/EGYJNM.2020.106730
8. Munch S, Marr L, Feuerecker B, et al. Impact of (18)F-FDG-PET/CT on the identification of regional lymph node metastases and delineation of the primary tumor in esophageal squamous cell carcinoma patients. Strahlenther Onkol. 2020;196(9):787-794. doi: 10.1007/s00066-020-01630-y
9. Dales RE, Stark RM, Raman S. Computed tomography to stage lung cancer. Approaching a controversy using meta-analysis. Am Rev Respir Dis. 1990;141(5 Pt 1):1096-101. doi: 10.1164/ajrccm/141.5_Pt_1.1096
10. Pak K, Cheon GJ, Nam HY, et al. Prognostic value of metabolic tumor volume and total lesion glycolysis in head and neck cancer: a systematic review and meta-analysis. J Nucl Med. 2014;55(6):884-890. doi: 10.2967/jnumed.113.133801
11. Schmidt-Hansen M, Baldwin DR, Hasler E, Zamora J, Abraira V, Figuls MR. PET-CT for assessing mediastinal lymph node involvement in patients with suspected resectable non-small cell lung cancer. Cochrane Database Syst Rev. 2014;2014(11):CD009519. doi: 10.1002/14651858.CD009519.pub2
12. Moon SH, Kim HS, Hyun SH, et al. Prediction of occult lymph node metastasis by metabolic parameters in patients with clinically N0 esophageal squamous cell carcinoma. J Nucl Med. 2014;55(5):743-748. doi: 10.2967/jnumed.113.130716
13. Ai D, Zhu H, Ren W, et al. Patterns of distant organ metastases in esophageal cancer: a population-based study. J Thorac Dis. 2017;9(9):3023-3030. doi: 10.21037/jtd.2017.08.72