CHẦN ĐOÁN RÒ ĐỘNG MẠCH VÀNH TRÊN CẮT LỚP VI TÍNH ĐA DÃY

Phùng Bảo Ngọc1,, Nguyễn Khôi Việt1, Hoàng Vân Hoa2, Nguyễn Ngọc Tráng1, Lê Thùy Liên1, Vũ Đăng Lưu1, Phạm Minh Thông1
1 Bệnh viện Bạch Mai
2 Bệnh viện Bach Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục đích: Mô tả đặc điểm hình ảnh của rò động mạch vành trên cắt lớp vi tính đa dãy.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành trong thời gian từ tháng 1/2019 đến hết tháng 9/2020 trên 31 bệnh nhân được chẩn đoán rò động mạch vành trên phim chụp CLVT động mạch vành tại trung tâm Điện Quang, Bệnh Viện Bạch Mai, nghiên cứu mô tả tiến cứu.
Kết quả: Trong tổng số 3322 bệnh nhân được chụp CLVT ĐMV trong thời gian nghiên cứu, có 31 bệnh nhân (11 nam, 20 nữ, tuổi trung bình 56) có rò động mạch vành, chiếm tỷ lệ 0,93%. Có 13 bệnh nhân chỉ có một đường rò duy nhất (41,9%), 18 bệnh nhân có từ hai đường rò trở lên (58,1%). 2 bệnh nhân đường rò xuất phát từ động mạch vành phải (6,5%), 11 bệnh nhân rò từ hệ động mạch vành trái (35,5%) và 18 bệnh nhân rò từ cả động mạch vành phải và trái (58,5%). Có 27 bệnh nhân đường rò đổ vào vòng tuần hoàn phải (87,1%), trong đó 74,2% là đổ vào động mạch phổi; 1 bệnh nhân rò vào vòng tuần hoàn trái là động mạch phế quản (3,2%); 3 bệnh nhân rò vào cả vòng tuần hoàn phải và trái là động mạch phổi và động mạch phế quản (9,7%). Có 10 bệnh nhân đường rò kích thước lớn (32,3%), 21 bệnh nhân đường rò kích thước nhỏ (67,7%). Có 19 bệnh nhân có phình đường rò (61,3%), trong đó hay gặp nhất là rò vào động mạch phổi (73,7%). Trong 31 bệnh nhân, chỉ có 12 bệnh nhân phát hiện được rò ĐMV trên siêu âm tim (38,7%). Có 6 bệnh nhân được chụp DSA: 2 bệnh nhân DSA đánh giá thiếu gốc xuất phát đường rò, 3 bệnh nhân DSA đánh giá thiếu vị trí đổ vào của đường rò.
Kết luận: CLVT ĐMV là phương pháp chẩn đoán không xâm nhập có giá trị cao trong đánh giá đặc điểm hình thái rò động mạch vành so với siêu âm tim và DSA

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Jae Jung Lim, Jung Im Jung, Bae Young Lee et al. Prevalence and Types of Coronary Artery Fistulas Detected With Coronary CT Angiography. AJR. 2014;203:237-243.
2. Lê Đức Nam, Nguyễn Quốc Dũng. Đánh giá vai trò của CLVT 256 dãy trong rò động mạch vành. Tạp Chí Học Việt Nam. 2019;479:14-17.
3. Zhou K, Kong L, Wang Y et al. Coronary artery fistula in adults: evaluation with dual-source CT coronary angiography. Br J Radiol 2015;88:20140754. Br J Radiol. 2015;88
4. Lê Anh Minh. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của rò động mạch vành và kết quả tức thời của phương pháp can thiệp rò động mạch vành qua da. Published online 2013.
5. Đào Sĩ Nghiệp. Tìm hiểu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng trên bệnh nhân có rò động mạch vành kích thước nhỏ. Published online 2016.
6. Fehmi K,Nilgun IO,Omer A et al. Imaging of Coronary Artery Fistulas by Multidetector Computed Tomography: Is Multidetector Computed Tomography Sensitive? Clin Cardiol. 2008;31:41-47