Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh và kết quả điều trị phình động mạch thông trước đã vỡ bằng can thiệp nội mạch

Nguyễn Đức Tuynh, Vũ Đăng Lưu1,2, Trần Anh Tuấn3, Nguyễn Quang Anh1,3, Lê Hoàng Kiên3, Nguyễn Tất Thiện3, Nguyễn Hữu An3
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh Viện Bạch Mai
3 Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Phình động mạch thông trước là một trong số vị trí phình mạch nội sọ vỡ hay gặp, chiếm 23–40% các trường hợp phình
mạch nội sọ bị vỡ. Phình động mạch não vỡ là một cấp cứu nội khoa và thần kinh cần được chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời
nhằm giảm tỷ lệ tử vong và di chứng để lại.
Mục tiêu: Nhận xét đặc điểm lâm sàng, hình ảnh và đánh giá kết quả điều trị phình động mạch thông trước đã vỡ bằng can
thiệp nội mạch. Đối tượng và phương pháp: mô tả hồi cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh của 40 bệnh nhân được chẩn đoán xác
định phình động mạch thông trước vỡ được điều trị can thiệp nội mạch, tại Bệnh viện Bạch Mai, được đánh giá lâm sàng theo
dõi kết quả điều trị theo phân độ Rankin cải biên.
Kết quả: Lâm sàng vỡ phình động mạch thông trước vỡ thường gặp các triệu chứng: đau đầu (100%), đau đầu sét đánh
(45,0%), buồn nôn và nôn (60%), gáy cứng (67,5%). Dấu hiệu trên chẩn đoán hình ảnh: kích thước túi phình dưới 5mm, 5 - 15mm
và trên 15mm chiếm tỷ lệ lần lượt là 52,4%, 45,0% và 2,5%; không có bệnh nhân nào có phình khổng lồ. Tỷ lệ đáy/cổ <1,2 ;
1,2 – 1,5 và ≥1,5 chiếm tỷ lệ lần lượt là 37,5%; 32,5% và 30,0%. ĐK cổ túi <4mm chiếm 80,0% và ≥4mm chiếm 20,0%. Can
thiệp thành công 100% bệnh nhân vỡ phình động mạch thông trước. Bệnh nhân hồi phục lâm sàng tốt khi theo dõi từ lúc ra viện
đến sau ra viện 3 - 6 tháng.
Kết luận: Điều trị can thiệp vỡ phình động mạch thông trước có tỷ lệ thành công cao.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Randall T. Higashida. What You Should Know About Cerebral Aneurysms. StrokeAssociationorg. 2014;
2. Nguyễn Minh Hiện. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh chụp cắt lớp vi tính, một số yếu tố nguy cơ và
tiên lượng ở bệnh nhân chảy máu não. Luận án Tiến sĩ y học. 1999:Học viện Quân y.
3. Chen J, Li M, Zhu X, et al. Anterior Communicating Artery Aneurysms: Anatomical Considerations and
Microsurgical Strategies. Front Neurol. 2020;11:1020-1020. doi:10.3389/fneur.2020.01020
4. Nguyen TN, Raymond J, Guilbert F, et al. Association of endovascular therapy of very small ruptured aneurysms
with higher rates of procedure-related rupture. Journal of neurosurgery. Jun 2008;108(6):1088-92. doi:10.3171/
jns/2008/108/6/1088
5. Wilson ML, Fleming KA, Kuti MA, Looi LM, Lago N, Ru K. Access to pathology and laboratory medicine
services: a crucial gap. Lancet (London, England). May 12 2018;391 (10133):1927-1938. doi:10.1016/s0140-
6736(18)30458-6
6. Bijlenga P, Ebeling C, Jaegersberg M, et al. Risk of rupture of small anterior communicating artery aneurysms is
similar to posterior circulation aneurysms. Stroke. Nov 2013;44(11):3018-26. doi:10.1161/strokeaha.113.001667
7. Moon K, Levitt MR, Almefty RO, et al. Treatment of Ruptured Anterior Communicating Artery Aneurysms:
Equipoise in the Endovascular Era? Neurosurgery. Oct 2015;77(4):566-71; discussion 571. doi:10.1227/
neu.0000000000000878
8. Trần Anh Tuấn, Vũ Đăng Lưu, Lê Thúy Lan, Phạm Minh Thông. Nghiên cứu điều trị phình động mạch não cổ
rộng bằng phương pháp can thiệp nội mạch. Tạp chí Y học thực hành. 2012; 844:299.
9. Vũ Đăng Lưu, Nguyễn Ngọc Cương, Trần Anh Tuấn, Phạm Minh Thông. Kết quả điều trị phình động mạch não
giữa vỡ bằng can thiệp nội mạch. Tạp chí Y học Việt Nam. 2011;378 (1):59-64.
10. Alshekhlee A, Mehta S, Edgell RC, et al. Hospital mortality and complications of electively clipped or coiled
unruptured intracranial aneurysm. Stroke. Jul 2010;41 (7):1471-6. doi:10.1161/strokeaha.110.580647