NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH CỘNG HƯỞNG TỪ CHẢY MÁU NHU MÔ NÃO KHÔNG DO CHẤN THƯƠNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
TÓM TẮT
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm hình ảnh chảy máu nhu mô não không do chấn thương và nhận xét liên quan nguyên nhân chảy máu với một số đặc điểm hình ảnh trên CHT.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Phương pháp mô tả cắt ngang trên 43 bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 1 đến 9/2010, được chẩn đoán xác định là chảy máu nhu mô não bằng chụp CHT.
Kết quả: Giai đoạn tối cấp: Khối máu tụ đồng tín hiệu trên T1; tăng tín hiệu trung tâm, giảm tín hiệu ngoại vi trên T2, FLAIR, T2* (5/5 trường hợp). Giai đoạn cấp tính: Đồng tín hiệu trên T1; giảm tín hiệu trung tâm, tăng tín hiệu ngoại vi trên T2, FLAIR; giảm tín hiệu trên T2* (2/2 trường hợp). Giai đoạn bán cấp sớm: Chủ yếu tăng tín hiệu cả trung tâm và ngoại vi trên T1W (6/8 trường hợp). Giai đoạn bán cấp muộn: Chủ yếu tăng tín hiệu trên T1 (84,6%); tăng tín hiệu trung tâm (96,2%), giảm tín hiệu ngoại vi (88,5%) trên T2. Giai đoạn mạn tính: Đồng tín hiệu trên T1; tăng tín hiệu trung tâm, giảm tín hiệu ngoại vi trên T2, FLAIR, T2* (2/2 trường hợp). THA là nguyên nhân hay gặp nhất (48,5%). Xuất huyết ở vùng nhân xám trung ương, đồi thị nguyên nhân chủ yếu là do THA (73,7%). Xuất huyết thùy não nguyên nhân dị dạng mạch máu não chiếm 35,3%. Nhóm tuổi ≥ 50 nguyên nhân chủ yếu do THA (73,1%). Nhóm tuổi <50 nguyên nhân chủ yếu là dị dạng mạch máu não (47%).
Kết luận: CHT là phương pháp hiệu quả để đánh giá các đặc điểm của tụ máu nhu mô não, có vai trò quan trọng trong việc tìm nguyên nhân chảy máu não.
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Minh Hiện, Lê Văn Thính (1998): “Nhận xét hình ảnh chụp CLVT ở bệnh nhân XHN”. Công trình Nghiên cứu khoa học 1997-1998; Tập 1; Nhà xuất bản Y học, Hà Nội; tr.53-58
2. Hoàng Đức Kiệt, Nguyễn Quốc Dũng và cộng sự (2002): “Nghiên cứu ứng dụng cộng hưởng từ trong chẩn đoán bệnh lý mạch máu não”, Tài liệu tập huấn Y tế chuyên sâu chuyên đề Chẩn đoán hình ảnh, Bộ Y tế.
3. Akihiko Hino, Masahito Fujimoto (1998): “Value of repeat angiography in patients with spontaneous subcortical hemorrhage”. Stroke; 29: 2517-2521.
4. Bo Kiung Kang, Dong Gyu Na, et al (2001): “Diffusion-weighted MR Imaging of intracerebral hemorrhage”; Korean J. Radiol; 2(4): 183-191.
5. Dollberg S., Robin A.J., Fisher D. (1986): “A new look at the natural history and clinical features of intracerebral hemorrhage: A clinical CT Scan Correlation”. Gerontology; 32: 211-216.
6. Offenbacher H, Fazekas F, et al. (1996): “MR of cerebral abnormalities concomitant with primary intracerebral hematomas”. AJNR Am J Neuroradiol; 17(3): 573-578.
7. Roberts H., Lee T., Higashida R. (2005): “Imaging and endovascular therapy of cerebral venous and dural sinus thrombosis”, Imaging of the Nervous System, Vol. 1; Moseley M, eds , Philadelphia; 2005; pp.723-741.
8. Stéphane Silvera, Catherine Oppenheim, et al (2005): “Spontaneous Intracerebral Hematoma on Diffusion-weighted Images: Influence of T2-shine-through and T2-blackout Effects”. Neuroradiol; 26: 236-241.
9. Tanaka Y, Furuse M (1986): “Lobar intracerebral hemorrhage: etiology and a long-term follow-up study of 32 patients”. Stroke: 17(1): 51-57.
10. Toffol G., Biller J., Adams Jr.H.P. (1987): “Non traumatic intracerebral hemorrhage in young adults”, Arch Neuol, 44, pp.483-485.