NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG HƯỞNG TỪ TRONG CHẨN ĐOÁN SỎI ỐNG MẬT CHỦ

Phạm Hồng Liên1, Phạm Minh Thông1,
1 Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

TÓM TẮT
Mục đích: Nêu đặc điểm hình ảnh của sỏi ống mật chủ (OMC) ngoài gan, đánh giá khả năng chẩn đoán và giá trị của cộng hưởng từ (CHT) trong bệnh sỏi OMC có so sánh với siêu âm.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu 56 BN sỏi ống mật chủ đoạn thấp được chẩn đoán siêu âm và chụp CHT có đối chiếu mổ mở hay mổ nội soi hoặc nội soi ngược dòng được thực hiện tại Bệnh viện Bạch Mai trong thời gian 10/2010 - 8/2011.
Phương tiện: Máy siêu âm Philips HD11, máy CHT Siemens Advanto và Essenza 1.5T.
Kết quả: 56 BN nghi có sỏi mổ mở, mổ nội soi và nội soi ngược dòng 50 có sỏi, 6 không có sỏi, 4 do chít hẹp cơ Oddi, 1 u bóng Vater và 1 không thấy nguyên nhân. CHT không thấy sỏi 1/50 (2%). Trong 49 trường hợp thấy sỏi, số 10 viên chỉ gặp 1 BN (2%), đa số là 3 viên (38%). Kích thước sỏi lớn nhất 30 x 20mm, trung bình 16,9 x 10,8mm, gặp nhiều nhất ở đoạn III OMC 85/153 viên (55,5%). 1 sỏi 5mm ở đoạn IV không phát hiện được trên CHT. 49% sỏi có cấu trúc không đồng nhất, dạng khảm. 79% sỏi giảm mạnh tín hiệu trên T2W. Sỏi kèm theo ở vị trí khác gồm nhánh mật phải 22 BN (44,9%), trái 27 (55,1%), túi mật 13 (26,5%). OMC giãn cả trên và dưới sỏi 23 trường hợp (46,9%). Đường kính OMC ngoài gan từ 11 - 20mm (79,6%). Có áp xe gan đường mật 3 (6.1%). So sánh Siêu âm: Se 96%, Sp 16,1%, PPV 48%, PPV 48%, Acc 52%. Cộng hưởng từ : Se 98%, Sp 83,3%, PPV 98%, NPV 83,3%, Acc 96,4%.
Kết luận: CHT phát hiện sỏi OMC tốt hơn siêu âm. Đa số 3 sỏi (38%). Kích thước trung bình 17mm, ở đoạn III OMC (55,5%). CHT phát hiện tốt sỏi mật ngoài gan cũng như dự đoán số lượng, kích thước, biến chứng. Độ đặc hiệu, độ chính xác cao hơn siêu âm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Đình Hối và cs (2005), Nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong chẩn đoán và điều trị sớm bệnh sỏi mật, Đề tài khoa học cấp Nhà nước.
2. Nguyễn Duy Huề (2002), Chụp cắt lớp vi tính gan và đường mật. Tài liệu đào tạo chụp cắt lớp vi tính.
3. Lê Hùng (2004), Bước đầu nghiên cứu đặc điểm hình ảnh CHT trong tắc mật ngoài gan, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú, Đại học Y Hà Nội.
4. Lê Tuấn Linh (2005), Nghiên cứu giá trị của CLVT trong chẩn đoán sỏi OMC, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú, Đại học Y Hà Nội.
5. Chan, Y.L., et al.(1996) ,Choledocholithiasis: comparison of MR cholangiography and endoscopic retrograde cholangiography. Radiology, 200(1): p. 85-89.
6. Eshghi, F. and R. Abdi (2008), Routine magnetic resonance cholangiography compared to intra-operative cholangiography in patients with suspected common
bile duct stones. Hepatobiliary Pancreat Dis Int, 7(5).
7. Kondo, S., et al. (2005), Detection of common bile duct stones: comparison between endoscopic ultrasonography, magnetic resonance cholangiography, and helical-computed-tomographic cholangiography. European Journal of Radiology, 54 (2): p. 271-.
8. Varghese, J.C., et al. (2000), Diagnostic Accuracy of Magnetic Resonance Cholangiopancreatography and Ultrasound Compared with Direct Cholangiography in the Detection of Choledocholithiasis. Clinical Radiology, 55 (1): p. 25-35.