VAI TRÒ SIÊU ÂM TRONG CHẨN ĐOÁN SỎI TÚI MẬT, VIÊM TÚI MẬT CẤP CÓ ĐỐI CHIẾU KẾT QUẢ PT VÀ MÔ BỆNH HỌC

Lê Thanh Toàn1, Hoàng Văn Thịnh2,
1 Khoa SA - Thăm dò chức năng, Bệnh viện Chợ Rẫy.
2 Khoa Giải phẫu bệnh, Bệnh viện Chợ Rẫy

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

TÓM TẮT
Mục tiêu: đánh giá vai trò của siêu âm (SA) qua việc xác định độ nhạy (Sn), độ đặc hiệu (Sp), độ chính xác (Acc), giá trị tiên đoán dương (PPV) và âm (NPV) trong chẩn đoán sỏi túi mật, viêm túi mật cấp có đối chiếu với kết quả phẫu thuật (PT), giải phẫu bệnh (GPB).
Đối tượng, phương pháp: hồi cứu, mô tả cắt ngang.
Kết quả: từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2012, có 239 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu. SA chẩn đoán sỏi túi mật 184 BN, viêm túi mật cấp 81 BN. Sau mổ chẩn đoán sỏi túi mật 192 BN, viêm túi mật cấp 95 BN. Kết quả giải phẫu bệnh viêm túi mật cấp 39 BN.
Kết luận: SA chẩn đoán sỏi túi mật có Sn 95,31%, Sp 98,87%, Acc 95,81%, PPV 99,46% (đối chiếu với kết quả PT). SA chẩn đoán viêm túi mật cấp có Sn 87,18%, Sp 76,50%, Acc 78,24%, PPV 41,98% (đối chiếu với kết quả GPB).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Barie PS, Eachempati SR (2010), “Acute cholecystitis”, Gastroenterol Clin North Am 39(2), pp 343-357.
2. Carroll PJ, Gibson D, El-Faedy O, Dunne C, Coffey C, Hannigan A, Walsh SR (2013), “Surgeonperformed ultrasound at the bedside fo the detection
of appendicitis and gallstones: systematic review and meta-analysis”, Am J Surg 205(1); 102-8.
3. Eiber JP, Grantcharov TP, Eriksen JR, Boel T, Buhl C, Jensen D, Pedersen JF, Schulze S (2008), “Ultrasound of the acute abdomen performed by surgeons in training”. Minerva Chir 63(1); 17-32.
4. Irkocuru O, Reyhan E, Erdem H, Centinkunar S, Deger KC, Yilmaz C (2012), “Accuracy of Surgeon- Performaed Gallblader Ultrasound in Identification of
Acute Cholecystitis”, J Invert Surg 28(2); 326-32.
5. Nguyễn Phước Bảo Quân (2006), “Đường mật” SA bụng tổng quát, Nhà xuất bản Y học, trang 235-304.
6. Nguyễn Tấn Cường (2011) “Viêm túi mật” trong Bệnh học Ngoại khoa tiêu hóa, Nhà xuất bản Y học, trang 141-154.
7. Phạm Minh Thông (2011), “SA đường mật” trong SA bụng tổng quát, Nhà xuất bản Đại học Huế, trang 123-158.
8. Vũ Bích Hạnh, Lê Trung Hải (2011) “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng – SA và tổn thương bệnh lý trong viêm túi mật cấp do sỏi”. Tạp chí Y Dược học quân sự, tập 36, số 4, trang 139-142.