KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM TÚI PHÌNH NỘI SỌ VỠ TRÊN X-QUANG MẠCH MÁU NÃO SỐ HÓA XÓA NỀN

Hồ Thế Lâm Hải1, Huỳnh Lê Phương2, Võ Tấn Đức3, Trần Minh Hoàng3,
1 Khoa Chẩn đoán hình ảnh BV Chợ Rẫy TPHCM
2 Khoa Ngoại Thần kinh BV Chợ Rẫy TPHCM
3 Khoa Chẩn đoán hình ảnh BV ĐH Y Dược TPHCM

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Loại trừ hoàn toàn túi phình nội sọ ra khỏi vòng tuần hoàn não là mục đích điều trị của cả phẫu thuật và can thiệp nội mạch. Chọn lựa phương pháp điều trị cũng như tiên lượng kết quả điều trị bị ảnh hưởng bởi các đặc điểm túi phình nội sọ. Chụp X-quang mạch não số hóa xóa nền là tiêu chuẩn vàng giúp đánh giá tương đối đầy đủ các đặc điểm túi phình nội sọ.
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm túi phình nội sọ vỡ trên chụp X-quang mạch não số hóa xóa nền, từ đó tìm hiểu mối liên quan giữa hình ảnh học túi phình nội sọ vỡ và tình trạng lâm sàng.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả 237 bệnh nhân được chẩn đoán xác định có 237 túi phình nội sọ vỡ trên X-quang mạch não số hóa xóa nền tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 6/2012 đến tháng 2/2013.
Kết quả: Đa số bệnh nhân nhập viện có độ Hunt – Hess từ độ I - III chiếm 74,3%. 94,5% túi phình vỡ thuộc hệ động mạch cảnh trong. Đa số BN có kích thước túi phình nhỏ và trung bình chiếm 97%, chỉ có 1,3% là túi phình khổng lồ. Túi phình vỡ có kích thước cổ nhỏ chiếm 88,5%. Theo chỉ số RSN thì cổ hẹp – trung bình chiếm 84,4%. 97,5% túi phình nội sọ vỡ có bờ không đều. Nhánh mạch máu liên quan túi phình vỡ chiếm 6,8%. Trường hợp túi phình ở động mạch thông trước có 48,8% thiểu sản A1 bên đối diện. Co thắt mạch sau vỡ túi phình chiếm tỷ lệ 28,3%. Bằng phép kiểm Fisher thấy không có mối tương quan giữa vị trí, kích thước túi phình hay kích thước cổ túi phình vỡ và tình trạng lâm sàng bệnh nhân. Tình trạng co thắt mạch não do vỡ túi phình nội sọ có liên quan đến tình trạng lâm sàng bệnh nhân.
Kết luận: Phân tích đặc điểm túi phình nội sọ vỡ dựa trên tiêu chuẩn vàng là chụp DSA giúp chọn phương pháp điều trị hiệu quả và lập kế hoạch điều trị.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Britz GW (2005). “Clipping or coiling of cerebral aneurysms”, Neurosurg Clin N Am 16, pp 475-485.
2. Castel JP, Frerebeau P, Lagarrigue J, Moreau JJ (1994). “Neurosurgical treatment of intracranial aneurysms”, Neurochirurgie, 40:31-66.
3. Caranci F, Briganti F, Cirillo L, Leonardi M, Muto M (2013). “Epidemiology and genetics of intracranial aneurysms”, Eur J Radiol;82(10); 1598 – 1605.
4. Christopher S, Ogilvy MD (2004). “Giant intracranial aneurysm: current stategies management”. Surgical Management of Cerebrovascular Disease, Third edition.
5. Đỗ Văn Dũng (2011), Tài liệu tập huấn “Phương pháp nghiên cứu khoa học trong nghiên cứu lâm sàng và dịch tể học”, Bộ môn Y tế công cộng, Đại học Y Dược TP. HCM, tr 34 – 242.
6. Forsting M, Wanke I (2008). “Intracranial Vascular Malformations and Aneurysms”, Medical Radiology, Diagnostic Imaging and Radiation Oncology,
pp 167 – 270.
7. Kiyosue H, Tanoue S, Okahara M, et al (2002). “Anatomic Features Predictive of Complete Aneurysm Occlusion Can Be Determined with Three - Dimensional Digital Subjaction Angiography”, Am J Neuroradiol 23:1206 – 1213.
8. Kucukay F, Okten RS, Teiner A, et al (2012). “Three - dimensionnal volume rendering digital subtraction angiography in comparision with two - dimensional DSA and rotational angiography for detecting aneurysms and their morphological properties in patients with subarachnoid hemorrhage”, Eur J Radiol 81, pp 2794 – 2800.
9. Mehra M, Spilberg G et al (2011). “Intracranial Aneurysm: Clinical Assessment and Treatment Options”, Stud Mechanobiol Tissue Eng Biomater, 7: 331 – 372.
10. Osborn AG (1999).“Diagnostic Cerebral Angiography” Lippincott Williams and Wilkins, Second edition, pp 3 – 277.
11. Parlea L, Fahrig R, Holdsworth DW, Lownie SP (1999). “An analysis of the geometry of saccular intracranial aneurysms”, Am J Neuroradiol, 20:1079- 1089.
12. Phạm Minh Thông, Vũ Đăng Lưu (2008), “Kết quả và kinh nghiệm điều trị phình động mạch não bằng can thiệp nội mạch tại Bệnh viện Bạch Mai”, Tạp chí Y học Việt Nam, số 2, tr 165-17.
13. Pierot L, Cognard C, Anxionnat R, Ricolfi F (2012). “Endovascular Treatment of Ruptured Intracranial Aneurysms: factors affecting midterm quality anatomic results: Analysis in a Prospective, Multicenter Series of Patients (CLARITY)”, Am J Neuroradiol 33:1475 -148.
14. Sugahara T, Korogi Y, Nakashima K, et al (2002). “Comparison of 2D and 3D Digital Subtraction Angiography in Evaluation of Intracranial Aneurysms”, Am J Neuroradiol 23:1545 – 1552.
15. Yasargil MG (1990). “Diagnosis and therapy of cerebrovascular diseases”, Schweiz Rundsch Med Prax 79:3-8.