ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG HƯỞNG TỪ TRONG CHẨN ĐOÁN UNG THƯ GAN NGUYÊN PHÁT ≤ 3CM Ở BỆNH NHÂN XƠ GAN

Hoàng Đình Hạnh1, Phạm Minh Thông2,
1 Khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Hải phòng
2 Khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

TÓM TẮT
Mục đích: mô tả đặc điểm hình ảnh và đánh giá giá trị của cộng hưởng từ trong chẩn đoán ung thư gan nguyên phát ≤3cm ở bệnh nhân xơ gan.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 35 bệnh nhân ung thư gan nguyên phát được chụp cộng hưởng từ chẩn đoán và được điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 8 năm 2014 đến tháng 7 năm 2015.
Kết quả: 35 u đơn độc, kích thước trung bình 21,14mm, đa số ở gan phải, 100% u tăng tín hiệu trên Diffusion, 97,1% u tăng tín hiệu trên T2, 82,8% u giảm tín hiệu trên T1 outphase, 40% u có tín hiệu mỡ bên trong. Sau tiêm đối quang từ 71,4% u bắt thuốc thì động mạch, 48,57% và 68,6% u thải thuốc thì tĩnh mạch cửa và thì muộn, 68,6% bắt thuốc viền thì muộn sau tiêm. CHT phát hiện 100% số u, chẩn đoán xác định 54,3% UTGNP dựa vào tiêu chuẩn bắt thuốc điển hình. Kết hợp đồng thời ≥ 3 hoặc ≥các dấu hiệu hình thái và huyết động học có thể nâng cao độ nhạy chẩn đoán lên 91,4% hoặc 60%.
Kết luận: 100% và 97,1% UTGNP ≤3cm tăng tín hiệu trên Diffusion và trên T2. Cộng hưởng từ phát hiện rất tốt UTGNP nhỏ trên gan xơ với độ nhạy phát hiện là 100%. 54,3% các UTGNP ≤3cm được chẩn đoán xác định trên cộng hưởng từ dựa vào tiêu chuẩn bắt thuốc điển hình. Kết hợp các dấu hiệu huyết động và hình thái khác có thể nâng cao khả năng chẩn đoán sớm UTGNP ở bệnh nhân xơ gan.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. J Ferlay, F Bray, D Forman, et al (2010). Estimates of worldwide burden of cancer in 2008: GLOBOCAN 2008. Int. J. Cancer, 127, 2893–2917.
2. M Sherman. J Bruix (2011). Management of Hepatocellular Carcinoma: An Update. HEPATOLOGY, Vol. 53 (No. 3), 1020-1023.
3. M Sherman, J Bruix, J. M. Llovet (2001). Clinical management of Hepatocellular Carcinoma. Conclusion
of Barcelona -2000 EASL conference. Journal of Hepatology, 35, 421-430.
4. Huỳnh Quanh Huy, Phạm Minh Thông (2013). Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh và vai trò của cộng hưởng từ trong chẩn đoán ung thư biểu mô tế bào gan. Y học thực hành, 11, 3-6.
5. Y. Y. Jeong, D. G. Mitchell và T. Kamishima (2002). Small (< 20 mm) enhancing hepatic nodules seen on arterial phase MR imaging of the cirrhotic liver: clinical implications. American Journal of Roentgenology, 178 (6), 1327-1334.
6. B. I. Choi (1998). Hepatocarcinogenesis in Liver Cirrhosis: Imaging Diagnosis. J Korean Med Sci, 13, 103-116.
7. M. Jonathon, M. Willatt, H.K. Hussain et al (2008). MR Imaging of Hepatocellular Carcinoma in the Cirrhotic Liver: Challenges and Controversies. Radiology, 247 (2), 311-320.
8. M A-S. Khan, H. K. Hussain, T. D. Johnson, (2010). Value of Delayed Hypointensity and Delayed Enhancing Rim in Magnetic Resonance Imaging Diagnosis of Small Hepatocellular Carcinoma in the Cirrhotic Liver. JOURNAL OF MAGNETIC RESONANCE IMAGING, 32, 360–366
9. M.-L. Chen, X.-Y. Zhang, L.-P. Qi et al (2014). Diffusion-weighted images (DWI) without ADC values in assessment of small focal nodules in cirrhotic liver. Chinese Journal of Cancer Research, 26 (1), 38.
10. O. Kazuhiko Ueda, Azusa Kitao (2014). Tumor hemodynamics and Hepatocarcinogenesis: Radio-Pathological Correlations and Outcomes of Carcinogenic Hepatocyte Nodules. ISRN Hepatology, Article ID 607628, 11p.
11. Y. Tang, Y. Yamashita, A. Arakawa et al (1999). Detection of hepatocellular carcinoma arising in cirrhotic livers: comparison of gadolinium-and ferumoxidesenhanced MR imaging. AJR. American journal of roentgenology, 172 (6), 1547-1554.
12. R. o. V. Alejandro Forner, Carmen Ayuso (2008). Diagnosis of Hepatic Nodules 20 mm or Smaller in Cirrhosis: Prospective Validation of the Noninvasive Diagnostic Criteria for Hepatocellular Carcinoma. HEPATOLOGY, 47 (97-104),
13. A. Sangiovanni, M. A. Manini, M. Iavarone et al (2010). The diagnostic and economic impact of contrast imaging techniques in the diagnosis of small hepatocellular carcinoma in cirrhosis. Gut, 59 (5), 638-644.
14. K. Khalili, T. K. Kim, H. J. Jang et al (2011). Optimization of imaging diagnosis of 1-2 cm hepatocellular carcinoma: an analysis of diagnostic performance and resource utilization. J Hepatol, 54 (4), 723-728.
15. J. Rimola, A. Forner, S. Tremosini et al (2012). Non-invasive diagnosis of hepatocellular carcinoma =2 cm in cirrhosis. Diagnostic accuracy assessing fat, capsule and signal intensity at dynamic MRI. J Hepatol, 56 (6), 1317-1323.
16. M. H RHEE, M-J KIM, M-S PAR, et al (2012). Differentiation of early hepatocellular carcinoma from
benign hepatocellular nodules on gadoxetic acid-enhanced
MRI. The British Journal of Radiology, 85 837–844.
17. Emilio Quaia, Riccardo Pizzolato (2013). Predictors of Dysplastic Nodule Diagnosis in Patients With Liver Cirrhosis on Unenhanced and Gadobenate Dimeglumine– Enhanced MRI With Dynamic and Hepatobiliary Phase. AJR, 200, 553–562.