NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ ĐÁNH GIÁ TÍNH CHẤT XÂM LẤN, DI CĂN CỦA UNG THƯ DẠ DÀY TRÊN CẮT LỚP VI TÍNH ĐA DÃY
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
TÓM TẮT
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm hình ảnh và khảo sát giá trị của cắt lớp vi tính đa dãy (MDCT) trong đánh giá tính chất xâm lấn, di căn ổ bụng của ung thư biểu mô tuyến dạ dày dựa vào 7th AJCC.
Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang ở 32 trường hợp ung thư biểu mô tuyến dạ dày từ tháng 04/2014 đến tháng 03/2015 được chụp cắt lớp vi tính 64 lát cắt, được phẫu thuật và có kết quả giải phẫu bệnh sau phẫu thuật.
Kết quả: Tuổi trung bình là 63 tuổi, nam gấp đôi nữ. Vị trí ung thư dạ dày chủ yếu ở hang vị (37.2%). Về đại thể, thể loét sùi chiếm tỷ lệ cao nhất (68.8%). Độ dày thành dạ dày của tổn thương ung thư nằm chủ yếu trong khoảng
15-19 mm, tất cả đều có tính chất ngấm thuốc không đồng nhất. Có 17 trường hợp xâm lấn cơ quan lân cận, trong đó đại tràng ngang là 8 trường hợp và tụy là 7 trường hợp. Đối chiếu chẩn đoán di căn phúc mạc trên CLVT và phẫu
thuật có sự phù hợp ở mức độ trung bình với Kappa=0.53, Se=75%, Sp=89.3%. Khả năng chẩn đoán đúng chung cho các giai đoạn là 62.5% (T1 66.7%, T2-T3 69.2%, T4a 44.4% và T4b 71.4%). Chẩn đoán hạch di căn dựa vào
kích thước hạch có giá trị chẩn đoán mức độ thấp với p>0.05, dựa vào đường kính trục ngắn của hạch <8 mm và ≥8mm để chẩn đoán hạch di căn có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Về hình dạng, dựa hình ảnh hạch có hình tua gai, bắt quang viền và hình tròn để đánh giá hạch di căn có ý nghĩa thống kê với p<0.05.
Kết luận: MDCT với hình ảnh tái tạo đa mặt phẳng có vai trò rất quan trọng và tăng độ chính xác trong đánh giá giai đoạn T và N, tính chất xâm lấn và hạch di căn trước mổ ở bệnh nhân ung thư biểu mô tuyến dạ dày, giúp các nhà phẫu thuật lựa chọn phương pháp điều trị và tiên lượng bệnh trước khi phẫu thuật.
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Đình Hưởng (2012), “Vai trò của chụp cắt lớp vi tính trong chẩn đoán giai đoạn ung thư dạ dày có đối chiếu với phẫu thuật”, Ung thư học Việt Nam, số 4, tr.179-184.
2. Nguyễn Minh Khánh (2011), “Nghiên cứu giá trị của cắt lớp vi tính trong đánh giá xâm lấn và di căn ổ bụng ở bệnh nhân ung thư dạ dày”, Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Huế, tr.36-71.
3. Feng X-y, Wang W, Luo G-y, Wu J, Zhou Z-w et al. (2013), “Comparison of Endoscopic Ultrasonography and Multislice Spiral Computed Tomography for the Preoperative Staging of Gastric Cancer-Results of a Single Institution Study of 610 Chinese Patients”, PloS ONE, 8(11), e78846.
4. Habermann CR (2004), “Preoperative Staging of gastric adenocarcinoma: Comparison of Helical CT and Endoscopic US”, Radiology, 230, pp.465-71.
5. Kim JW (2012), “Diagnosis performance of 64-section CT using CT gastrography in preoperative T staging of gastric cancer according to 7 th edition of AJCC cancer staging manual”, European Radiology, 22(3), pp.654-66.
6. Kim SJ (2009) “Peritoneal metastasis: detection with 16- or 64-detector row CT in patients undergoing surgery forr gastric cancer”, Radiology, 253(2), pp.407-15.
7. Lee IJ (2009), “Gastrointrestinal imaging: Helical CT evaluation of the preoperative staging of gastric cancer in the remnant stomach”, AJR, 192, pp.902-908.
8. Lee MH (2012), “Gastric cancer: Imaging and staging with MDCT based on the t th AJCC guidelines”, Abdom Imaging, 37(4), pp.531-40.
9. Pan Z (2010), “Determining gastric cancer resectability by dynamic MDCT”, Eur Radiol, 20(3), pp.613-20.
10. Park HS (2010), “Three-dimensional DCT for preoperative local staging of gastric cancer using gas and water distention methods: a retrospective cohort stydy”, AJR Am J Roentgenol, 195(6), pp.1316-23.
11. Yan et al. (2009), “Value of multidetectorrow computed tomograhy in the preoperative T and N staging of gastric carcinoma”, Journal of Surgical Oncology, 100, pp.205-214.