GIÁ TRỊ CỦA CẮT LỚP TUYẾN VÚ KĨ THUẬT SỐ (DBT) TRONG CHẨN ĐOÁN UNG THƯ VÚ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục đích của nghiên cứu là mô tả một số đặc điểm hình ảnh và đánh giá giá trị của cắt lớp tuyến vú kĩ thuật số (Digital Breast Tomosynthesis - DBT) trong chẩn đoán ung thư vú. Nghiên cứu được thực hiện trên 59 vú của 59 bệnh nhân nữ có bất thường trên lâm sàng hoặc chẩn đoán hình ảnh, có kết quả sinh thiết mô bệnh học hoặc tế bào học kết hợp theo dõi định kì.
Kết quả: Các dấu hiệu hình ảnh quan trọng trên DBT trong chẩn đoán ung thư vú là tổn thương dạng khối không đều, khối bờ tua gai, biến dạng cấu trúc và vi vôi hóa. DBT tăng độ nhạy chẩn đoán các đặc điểm về khối và biến dạng cấu trúc so với MMG, do đó làm thay đổi phân loại tổn thương BI-RADS. Hai phương pháp MMG và DBT có độ phù hợp thấp trong chẩn đoán các đặc điểm tổn thương (k = 0 - 0,25) và trong đánh giá phân loại BI-RADS (k = 0,268 - 0,369). DBT nâng cao khả năng phát hiện và chẩn đoán UTV so với MMG với độ nhạy 94,9%, độ đặc hiệu 75%, giá trị chẩn đoán dương tính 88,1%, giá trị chẩn đoán âm tính 88,2 %, độ chính xác 88,1%.
Kết luận: Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có sự phù hợp thấp trong đánh giá các tổn thương ung thư vú giữa DBT và MMG. DBT là phương pháp mới trong thực hành lâm sàng, có hiệu quả hơn trong phát hiện, chẩn đoán ung thư vú so với MMG, đặc biệt khi đánh giá tổn thương dạng khối và biến dạng cấu trúc.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Cắt lớp tuyến vú kĩ thuật số (DBT), Xquang tuyến vú (MMG), ung thư vú.
Tài liệu tham khảo
2. Phí Ích Nghị, Võ Tấn Đức, Trương Hiếu Nghĩa. Hình ảnh học tuyến vú và tầm soát ung thư vú. thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản y học; 2009.
3. Humphrey LL, Helfand M, Chan BK, Woolf SH. Breast cancer screening: a summary of the evidence for the US Preventive Services Task Force. Annals of internal medicine. 2002;137(5_Part_1):347-60.
4. Carney PA, Miglioretti DL, Yankaskas BC, Kerlikowske K, Rosenberg R, Rutter CM, et al. Individual and combined effects of age, breast density, and hormone replacement therapy use on the accuracy of screening mammography. Annals of internal medicine. 2003;138(3):168-75.
5. Andersson I, Ikeda DM, Zackrisson S, Ruschin M, Svahn T, Timberg P, et al. Breast tomosynthesis and digital mammography: a comparison of breast cancer visibility and BIRADS classification in a population of cancers with subtle mammographic findings. European radiology. 2008;18(12):2817-25.
6. Skaane P, Bandos AI, Gullien R, Eben EB, Ekseth U, Haakenaasen U, et al. Comparison of digital mammography alone and digital mammography
plus tomosynthesis in a population-based screening program. Radiology. 2013;267(1):47-56.
7. Takamoto Y, Tsunoda H, Kikuchi M, Hayashi N, Honda S, Koyama T, et al. Role of breast tomosynthesis in diagnosis of breast cancer for Japanese women. Asian Pacific journal of cancer prevention : APJCP. 2013;14(5):3037-40.
8. Mansour S, Adel L, Mokhtar O, Omar OS. Comparative study between breast tomosynthesis and classic digital mammography in the evaluation
of different breast lesions. The Egyptian Journal of Radiology and Nuclear Medicine. 2014;45(3):1053-61.
9. D’Orsi CJ. ACR BI-RADS Atlas: Breast Imaging Reporting and Data System2013.
10. Đỗ Doãn Thuận. Nghiên cứu giá trị của chụp Xquang và siêu âm trong chẩn đoán ung thư vú. 2008.
11. Nguyễn Thị Hồng Phượng. Lợi ích của chẩn đoán hình ảnh trong những ung thư vú đánh dấu tiền phẫu thuật. Nghiên cứu y học chuyên đề ung thư Nghiên cứu y học TP Hồ Chí Minh. 2003;7:340-8.
12. Kim SA, Chang JM, Cho N, Yi A, Moon WK. Characterization of breast lesions: comparison of digital breast tomosynthesis and ultrasonography. Korean journal of radiology. 2015;16(2):229-38.
13. Zuley ML, Bandos AI, Ganott MA, Sumkin JH, Kelly AE, Catullo VJ, et al. Digital breast tomosynthesis versus supplemental diagnostic mammographic views for evaluation of noncalcified breast lesions. Radiology. 2013;266(1):89-95.
14. Mun H, Kim H, Shin H, Cha J, Ruppel P, Oh H, et al. Assessment of extent of breast cancer: comparison between digital breast tomosynthesis
and full-field digital mammography. Clinical radiology. 2013;68(12):1254-9.
15. Dang P, Humphrey K, Freer P, Halpern E, Saksena M, Rafferty E. Comparison of lesion detection and characterization in invasive cancers using breast tomosynthesis versus conventional mammography Radiological Society of North America Scientific Assembly and Annual Meeting Program Oak Brook, Ill: Radiological Society of North America. 2013;156.
16. March D. Making the Diagnosis: A Practical Guide to Breast Imaging. 2013.
17. Takamoto Y, Tsunoda H, Kikuchi M, Hayashi N, Honda S, Koyama T, et al. Role of breast tomosynthesis in diagnosis of breast cancer for Japanese women. Asian Pacific Journal of Cancer Prevention. 2013;14(5):3037-40.
18. J L, P Y, L Z, al e. Diagnostic accuracy of digital breast tomosynthesis versus digital mammography for benign and malignant lesions in breasts: a metaanalysis. Eur Radiol. 2014;24:595-602.