VAI TRÒ CỘNG HƯỞNG TỪ TRONG CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT LIỆT TRÊN NHÂN TIẾN TRIỂN VỚI CÁC HỘI CHỨNG PARKINSON KHÁC
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
TÓM TẮT
Mở đầu: Hội chứng Parkinson bao gồm bệnh Parkinson (PD), liệt trên nhân tiến triển (PSP), teo đa hệ thống (MSA-P), thoái hóa vỏ não hạch nền và một số bệnh hiếm gặp khác. Phân biệt các bệnh này có vai trò quan trọng trong điều trị và tiên lượng bệnh nhân.
Mục tiêu: Khảo sát vai trò của cộng hưởng từ (CHT) trong chẩn đoán phân biệt PSP với PD, MSA-P và nhóm chứng.
Đối tượng và phương pháp: 22 bệnh nhân PSP, 24 bệnh nhân PD, 10 bệnh nhân MSA-P và 25 chứng được chụp CHT. Các chỉ số được đo đạc gồm: diện tích não giữa (M), diện tích cầu não (P), tỉ số M/P, bề rộng cuống tiểu não giữa (MCP), cuống tiểu não trên (SCP), chỉ số MRPI (= P/M x MCP/SCP), bề rộng bên não giữa. Các dấu hiệu định tính bao gồm: dấu ‘hoa bìm bìm’, dấu phẳng hoặc lõm đường viền trên não giữa.
Kết quả: Chỉ số trung bình MRPI ở nhóm PSP (27,02 ± 10,77) cao hơn hẳn nhóm PD (11,12 ± 1,13), nhóm MSA-P (10,01± 2,64) và chứng (10,14 ± 1,68). Trong nghiên cứu này, MRPI có độ nhạy, độ đặc hiệu và độ chính xác 100% trong phân biệt
PSP với các nhóm khác. Tỉ số trung bình M/P ở nhóm PSP thấp hơn có ý nghĩa so với các nhóm khác. Bề rộng bên não giữa trung bình ở nhóm PSP (10,53 ± 0,88) thấp hơn so với nhóm PD (12,32 ± 0,52) và chứng (12,45 ± 0,44), không khác biệt so với nhóm MSA-P (10,87 ± 0,87). Dấu ‘hoa bìm bìm’ có độ đặc hiệu cao nhưng độ nhạy thấp trong phân biệt PSP với các nhóm khác. Ngược lại dấu phẳng hoặc lõm đường viền trên não giữa có độ nhạy cao nhưng độ đặc hiệu không cao.
Kết luận: CHT đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ chẩn đoán liệt trên nhân tiến tiển dựa vào một số dấu hiệu và chỉ số đo đạc. Trong đó, MRPI có độ nhạy, độ đặc hiệu và độ chính xác cao nhất trong phân biệt PSP với PD và MSA-P
Chi tiết bài viết
Từ khóa
bệnh Parkinson, liệt trên nhân tiến triển, teo đa hệ thống, CHT, chỉ số MRPI
Tài liệu tham khảo
1. E. Aydin, et al. The morphometric parameters in MRI for differentiation progressive supranuclear Palsy from Parkinson’s disease, multiple system atrophy and controls. 2017; Available from: https://posterng.netkey.at/ esr/viewing/index.php?module=viewing_poster&task=&pi=139777.
2. E. Camuera, et al. Parkinson disease and Parkinsonian syndromes: What the radiologist should know? 2016; Available from: https://posterng.netkey.at/esr/viewing/index.php module=vie wing_poster&task=viewsection& pi=131800&ti=446164&si=1550&searchkey=.
3. Graber J. J., Staudinger R. (2009), “Teaching NeuroImages: “Penguin” or “hummingbird” sign and midbrain atrophy in progressive supranuclear palsy”. Neurology, 72 (17), pp. e81.
4. Groschel K., Kastrup A., Litvan I., Schulz J. B. (2006), “Penguins and hummingbirds: midbrain atrophy in progressive supranuclear palsy”. Neurology, 66 (6), pp. 949-50.
5. Josephs K. A. (2007), “Frontotemporal lobar degeneration”. Neurol Clin, 25 (3), pp. 683-96, vi.
6. Kato N., Arai K., Hattori T. (2003), “Study of the rostral midbrain atrophy in progressive supranuclear palsy”. J Neurol Sci, 210 (1-2), pp. 57-60.
7. Ling Helen (2016), “Clinical Approach to Progressive Supranuclear Palsy”. Journal of movement disorders, 9 (1), pp. 3-13.
8. Massey L. A., Micallef C., Paviour D. C., O’Sullivan S. S., Ling H., et al. (2012), “Conventional magnetic resonance imaging in confirmed progressive supranuclear palsy and multiple system atrophy”. Mov Disord, 27 (14), pp. 1754-62.
9. Mori H., Aoki S., Ohtomo K. (2004), “Morning glory sign is not prevalent in progressive supranuclear palsy”. Magn Reson Med Sci, 3 (4), pp. 215; author reply 216-7.
10. Nizamani Waseem Mehmood, Mubarak Fatima, Barakzai Muhammad Danish, Ahmed Muhammad Saad (2017), “Role of magnetic resonance planimetry and magnetic resonance parkinsonism index in discriminating Parkinson’s disease and progressive supranuclear palsy: a retrospective study based on 1.5 and 3 T MRI”. International journal of general medicine, 10, pp. 375-384.
11. Oba H., Yagishita A., Terada H., Barkovich A. J., Kutomi K., et al. (2005), “New and reliable MRI diagnosis for progressive supranuclear palsy”. Neurology, 64 (12), pp. 2050-5.
12. Paviour D. C., Price S. L., Jahanshahi M., Lees A. J., Fox N. C. (2006), “Longitudinal MRI in progressive supranuclear palsy and multiple system atrophy: rates and regions of atrophy”. Brain, 129 (Pt 4), pp. 1040-9.
13. Sankhla C. S., Patil K. B., Sawant N., Gupta S. (2016), “Diagnostic accuracy of Magnetic Resonance
Parkinsonism Index in differentiating progressive supranuclear palsy from Parkinson’s disease and controls in Indian patients”. Neurol India, 64 (2), pp. 239-45.
14. Tsuboi Y., Slowinski J., Josephs K. A., Honer W. G., Wszolek Z. K., et al. (2003), “Atrophy of superior cerebellar peduncle in progressive supranuclear palsy”. Neurology, 60 (11), pp. 1766-9.
15. Zanigni Stefano, Calandra-Buonaura Giovanna, Manners David Neil, Testa Claudia, Gibertoni Dino, et al. (2016), “Accuracy of MR markers for differentiating Progressive Supranuclear Palsy from Parkinson’s disease”. NeuroImage. Clinical, 11, pp. 736-742.