ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CHỌC HÚT MÁU TỤ NỘI SỌ TRÊN LỀU TỰ PHÁT DƯỚI ĐỊNH VỊ KHÔNG KHUNG VÀ CẮT LỚP VI TÍNH

VŨ QUANG TIỆP1,, Nguyễn Quốc Dũng2, Nguyễn Tâm Long3, Tăng Thị Minh Thu3
1 Bệnh viện trung ương quân đội 108
2 Bệnh viện Medlatec
3 Bệnh viện trung ương Quân đội 108

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả chọc hút máu tụ nội sọ trên lều tự phát dưới định vị không khung và cắt lớp vi tính. Phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu  55 bệnh nhân (BN) được chẩn đoán xác định máu tụ nội sọ (MTNS) tự phát bằng chụp cắt lớp vi tinh (CLVT) từ 05/2017 đến 04/2022 tại Bệnh viện TƯQĐ 108. Kết quả: Tỷ lệ thể tích trung binh của khối máu tụ còn lại là 26,24%s sau khi rút dẫn lưu trung bình 2-3 ngày tương ứng. Không có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ thể tích máu tụ còn lại sau khi rút dẫn lưu. Kết quả thuận lợi của 1 tháng với GOS 4 hoặc 5 tốt hơn đáng kể ở nhóm có thể tích máu tụ giảm trên 60% so với thể tích máu tụ ban đầu (p=0.047), mặc dù vậy không có sự khác biệt đáng kể ở thời điểm sau chọc hút 6 tháng. Một yếu tố có mối tương quan đáng kể với kết cục thuận lợi sau phẫu thuật 6 tháng là tỷ lệ thể tích khối máu tụ cuối cùng sau khi dẫn lưu (p=0,016). Kết luận: Không có sự khác biệt về thể tích khối máu tụ còn lại cuối cùng và kết cục thần kinh sau 6 tháng tùy theo thời gian phẫu thuật chọc hút khối máu tụ. Yếu tổ duy nhất ảnh hưởng đến kết quả thần kinh 6 tháng sau chọc hút là thể tích máu tụ cuối cùng còn lại sau khi dẫn lưu.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hồ Hữu Thật, Vũ Anh Nhị (2009). Xuất huyết não do tăng huyết áp. Tạp chí Y học Tp HCM, 13(1):394-398.
2. Mạc Văn Hòa, Cao Phi Phong (2011). Nghiên cứu thang điểm xuất huyết não trong tiên lượng bệnh nhân xuất huyết não tự phát do tăng huyết áp. Tạp chí Y học Tp HCM, 15(1):596-602.
3. Nguyễn Sĩ Bảo (2015). Đo áp lực nội sọ trong xuất huyết não tự phát, Luận văn tiến sĩ Y học, ĐH Y Dược Tp. HCM.
4. Qureshi AI, Tuhrim S, Broderick JP, Batjer HH, Hondo H, Hanley DF (2001). Spontaneous intracerebral hemorrhage. The New England journal of medicine, 344(19):1450-60.
5. Benes V, Vladyka V, Zvĕrina E (1965). Sterotaxic evacuation of typical brain haemorrhage. Acta neurochirurgica, 13(3):419-26.
6. Zhou X, Chen J, Li Q, et al (2012). Minimally invasive surgery for spontaneous supratentorial intracerebral hemorrhage: a meta-analysis of randomized controlled trials. Stroke, 43(11):2923-30.
7. Hanley DF, Thompson RE, Rosenblum M, et al (2019). Efficacy and safety of minimally invasive surgery with thrombolysis in intracerebral haemorrhage evacuation (MISTIE III): a randomised, controlled, open-label, blinded endpoint phase 3 trial. Lancet (London, England), 393(10175):1021-1032.
8. Mendelow AD, Gregson BA, Rowan EN, Murray GD, Gholkar A, Mitchell PM (2013). Early surgery versus initial conservative treatment in patients with spontaneous supratentorial lobar intracerebral haematomas (STICH II): a randomised trial. Lancet (London, England), 382(9890):397-408.
9. Polster SP, Carrión-Penagos J, Lyne SB, et al (2021). Intracerebral Hemorrhage Volume Reduction and Timing of Intervention Versus Functional Benefit and Survival in the MISTIE III and STICH Trials. Neurosurgery, 88(5):961-970.