Nghiên cứu giá trị thang điểm LIRADS bản 2018 trên CLVT trong đánh giá đáp ứng điều trị của ung thư biểu mô tế bào gan sau nút mạch bằng hạt vi cầu lần đầu

Nam Lê1,
1 Khoa Chẩn đoán Hình ảnh- Bệnh viện Hữu Nghị

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đại cương: Với ung thư tế bào gan (UTTBG), việc điều trị tại chỗ nói chung và nút mạch hóa chất (Transarterial chemotheraphy embolisation – TACE ) giúp cải thiện thời gian sống thêm, giảm giai đoạn và một số trường hợp là điều trị triệt căn. Phân loại LI- RADS về đáp ứng điều trị sau TACE đánh giá dựa trên phần ngấm thuốc của từng tổn thương u còn lại, LR-TR có tính khu trú và phù hợp để xác định còn u hoạt động hay không để nút mạch tiếp nếu còn chỉ định.


Mục tiêu: Nghiên cứu giá trị ứng dụng thang điểm LIRADS bản 2018 trên CLVT trong đánh giá đáp ứng điều trị của ung thư biểu mô tế bào gan sau nút mạch bằng hạt vi cầu.


Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu phối hợp tiến cứu 29 BN được chẩn đoán UTTBG, được tiến hành nút mạch bằng hạt vi cầu tải hóa chất tại Trung tâm CĐHA Bệnh viện K Tân Triều và Khoa CĐHA Bệnh viện Hữu Nghị trong thời gian từ tháng 6/2021 – 9/2022. Được đánh giá lại về lâm sàng, AFP huyết thanh và CLVT ở thời điểm 1-3 tháng sau nút mạch.


Kết quả: Với 29 BN nút mạch bằng hạt vi cầu tải hóa chất, có tuổi trung bình 61,3 ± 11,03, nam/ nữ = 13,5/1. Đánh giá sau điều trị 1-3 tháng thấy tỷ lệ LR-TR không còn u là 44,8 %(13/29), đáp ứng lâm sàng tốt lên chiếm đa số với 28/29 BN, tỷ lệ có đáp ứng AFP sau điều trị là 31%. Mối liên quan về đáp ứng lâm sàng, đáp ứng AFP sau điều trị với phân loại LR-TR là không có ý nghĩa thống kê với p =0,552 và p=0,647.


Kết luận: Việc sử dụng thang điểm LIRADS về đánh giá đáp ứng điều trị trên CLVT của UTTBG sau nút mạch là phương tiện dễ sử dụng, phù hợp với thực tế lâm sàng và hữu ích cho các nhà can thiệp mạch.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Raoul J-L, Forner A, Bolondi L, Cheung TT, Kloeckner R, de Baere T. Updated use of TACE for hepatocellular carcinoma treatment: How and when to use it based on clinical evidence. Cancer Treatment Reviews. 2019;72:2836. doi:10.1016/j.ctrv.2018.11.002
2. Recchia F, Passalacqua G, Filauri P, et al. Chemoembolization of unresectable hepatocellular carcinoma: Decreased toxicity with slow-release doxorubicin-eluting beads compared with lipiodol. Oncology Reports. 2012;27(5):1377-1383. doi:10.3892/or.2012.1651
3. Chernyak V, Fowler KJ, Kamaya A, et al. Liver Imaging Reporting and Data System (LI-RADS) Version 2018: Imaging of Hepatocellular Carcinoma in At-Risk Patients. Radiology. 2018;289(3):816-830. doi:10.1148/ radiol.2018181494
4. Hoang N. Clinical and paraclinical characteristics and results of liver resection to treat hepatocellular carcinoma after TACE. Thesis Doctor of Medicine, Hanoi Medical University. 2018. 5. Riaz A, Ryu RK, Kulik LM, et al. Alpha-fetoprotein response after locoregional therapy for hepatocellular carcinoma: oncologic marker of radiologic response, progression, and survival. Journal of Clinical Oncology: Official Journal of the American Society of Clinical Oncology. 2009;27(34):5734-5742. doi:10.1200/JCO.2009.23.1282
6. Kim DW, Choi SH, Lee JS, Kim SY, Lee SJ, Byun JH. Interreader Reliability of Liver Imaging Reporting and Data System Treatment Response: A Systematic Review and Meta-Analysis. Diagnostics (Basel, Switzerland). 2021;11(2):237. doi:10.3390/diagnostics11020237
7. Shropshire EL, Chaudhry M, Miller CM, et al. LI-RADS Treatment Response Algorithm: Performance and Diagnostic Accuracy. Radiology. 2019;292(1):226-234. doi:10.1148/radiol.2019182135
8. Huh J, Kim B, Lee JH, et al. Added Value of CT Arterial Subtraction Images in Liver Imaging Reporting and Data System Treatment Response Categorization for Transcatheter Arterial Chemoembolization-Treated Hepatocellular Carcinoma. Investigative Radiology. 2021;56(2):109-116. doi:10.1097/RLI.0000000000000714
9. Thai Doan Ky. Study on treatment results of hepatocellular carcinoma by DEB-TACE. Thesis of Doctor of Medicine, Research Institute of Clinical Medicine and Pharmacy 108.; 2015.
10. Miki I, Murata S, Uchiyama F, et al. Evaluation of the relationship between hepatocellular carcinoma location and transarterial chemoembolization efficacy. World Journal of Gastroenterology. 2017;23(35):6437-6447. doi:10.3748/ wjg.v23.i35.6437
11. Elsahhar A, Abdelwahab SM, Nasser HM, Hassan MS. Assessment of the relationship between hepatocellular carcinoma location and its response to transarterial chemoembolization. Egyptian Journal of Radiology and Nuclear Medicine. 2021;52(1):220. doi:10.1186/s43055-021-00601-2
12. Bartnik K, Podgórska J, Rosiak G, Korzeniowski K, Rowiński O. Inter-observer agreement using the LI-RADS version 2018 CT treatment response algorithm in patients with hepatocellular carcinoma treated with conventional transarterial chemoembolization. Abdominal Radiology. 2022;47(1):115-122. doi:10.1007/s00261-021-03272-9