GIÁ TRỊ CỦA CẮT LỚP VI TÍNH TRONG ĐÁNH GIÁ DỊ VẬT ỐNG TIÊU HÓA SẮC NHỌN

Mã Mai Hiền1, Đoàn Tiến Lưu2, Phạm Chính Trực2, Trần Bảo Long3
1 Bác sỹ nội trú chẩn đoán hình ảnh khóa 45, Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
3 Khoa Ngoại Tổng hợp - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Dị vật ống tiêu hóa là một trong những nguyên nhân khiến bệnh nhân phải nhập viện cấp cứu. Mặc dù đa phần các dị vật ống tiêu hóa có thể tự đào thải ra khỏi cơ thể nhưng vẫn có một số trường hợp gây biến chứng, thâm chí gây tử vong. Về hình thái dị vật có 3 nhóm chính, dị vật sắc nhọn, dị vật tù tròn và dị vật dạng dải, trong đó nhóm dị vật sắc nhọn là nhóm hay gây biến chứng, nhất là biến chứng thủng. Có nhiều phương pháp để chẩn đoán tình trạng này như X quang, cắt lớp vi tính (CLVT), nội soi. Những năm gần đây, sự phổ biến của CLVT giúp phương pháp này được sử dụng nhiều trong đánh giá dị vật ống tiêu hóa sắc nhọn.


Mục tiêu: đánh giá hiệu quả của CLVT trong chẩn đoán dị vật sắc nhọn, chúng tôi xin thực hiện nghiên cứu “Giá trị của cắt lớp vi tính trong đánh giá dị vật ống tiêu hóa sắc nhọn”.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả 25 bệnh nhân mắc dị vật sắc nhọn ống tiêu hóa được chụp CLVT tại trung tâm Chẩn đoán hình ảnh (CĐHA) và Can thiệp điện quang (CTĐQ) bệnh viện Đại học Y Hà Nội trong 2 năm, được can thiệp loại bỏ dị vật bằng nội soi, phẫu thuật hoặc can thiệp qua da.


Kết quả: vị trí hay gặp dị vật nhất là hỗng hồi tràng, tiếp đến là dạ dày, đại tràng, thực quản. Dị vật xuyên thành chiếm tỷ lệ cao nhất (14/25 ca). Biến chứng hay gặp nhất của dị vật sắc nhọn trên CLVT là biến chứng thủng với 16/25 ca, tiếp đến là biến chứng áp xe với 04/25 ca. CLVT có độ nhạy, độ đặc hiệu cao trong đánh giá biên chứng của dị vật sắc nhọn.


Kết luận: CLVT có vai trò quan trọng trong phát hiện và chẩn đoán dị vật ống tiêu hóa sắc nhọn cũng như đánh giá biến chứng đi kèm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Webb WA. Management of foreign bodies of the upper gastrointestinal tract: Update. Gastrointestinal Endoscopy. 1995;41(1):39-51. doi:10.1016/S0016-5107(95)70274-1
2. Ikenberry SO, Jue TL, Anderson MA, et al. Management of ingested foreign bodies and food impactions. Gastrointestinal Endoscopy. 2011;73(6):1085-1091. doi:10.1016/j.gie.2010.11.010
3. Schwartz JT, Graham DY. Toothpick perforation of the intestines. Ann Surg. 1977;185(1):64-66.
4. Wyllie R. Foreign bodies in the gastrointestinal tract. Curr Opin Pediatr. 2006;18(5):563-564. doi:10.1097/01.mop.0000245359.13949.1c
5. Birk M, Bauerfeind P, Deprez PH, et al. Removal of foreign bodies in the upper gastrointestinal tract in adults: European Society of Gastrointestinal Endoscopy (ESGE) Clinical Guideline. Endoscopy. 2016;48(5):489-496. doi:10.1055/s-0042-100456
6. Okan İ, Akbaş A, Küpeli M, et al. Management of foreign body ingestion and food impaction in adults: A cross-sectional study. Ulus Travma Acil Cerrahi Derg. 2019;25(2):159-166. doi:10.5505/tjtes.2018.67240
7. Hong KH, Kim YJ, Kim JH, Chun SW, Kim HM, Cho JH. Risk factors for complications associated with upper gastrointestinal foreign bodies. World J Gastroenterol. 2015;21(26):8125-8131. doi:10.3748/wjg.v21.i26.8125
8. Yu M, Li K, Zhou S, et al. Endoscopic Removal of Sharp-Pointed Foreign Bodies with Both Sides Embedded into the Duodenal Wall in Adults: A Retrospective Cohort Study. Int J Gen Med. 2021;14:9361-9369. doi:10.2147/IJGM.S338643
9. Marco De Lucas E, Sádaba P, Lastra García-Barón P, et al. Value of helical computed tomography in the management of upper esophageal foreign bodies. Acta Radiol. 2004;45(4):369-374. doi:10.1080/02841850410005516
10. Loh WS, Eu DKC, Loh SRH, Chao SS. Efficacy of computed tomographic scans in the evaluation of patients with esophageal foreign bodies. Ann Otol Rhinol Laryngol. 2012;121(10):678-681. doi:10.1177/000348941212101010