CAN THIỆP NỘI MẠCH HUYẾT KHỐI TĨNH MẠCH SÂU CHI DƯỚI

Lê Trọng Bỉnh1,
1 

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Huyết khối tĩnh mạch sâu (HKTMS) chi dưới là một bệnh lý tim mạch rất phổ biến, có nhiều biến chứng nguy hiểm như thuyên tắc phổi với tỉ lệ tử vong cao. Bệnh cũng để lại nhiều di chứng nặng nề như hội chứng hậu huyết khối, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Kháng đông vẫn là chiến lược điều trị đầu tay, cơ bản và quan trọng nhất đối với HKTMS, giúp dự phòng hình thành huyết khối, dự phòng biến chứng thuyên tắc phổi cũng như dự phòng tái phát. Tuy nhiên trong những trường hợp có gánh nặng huyết khối lớn, huyết khối lan rộng (chậu đùi, toàn bộ chi dưới, lan rộng đến tĩnh mạch chủ dưới) hay có nguyên nhân tắc nghẽn thực thể (hội chứng May-Thurner, u, hạch tiểu khung chèn ép tĩnh mạch), liệu pháp kháng đông đơn thuần thường không mang lại hiệu quả điều trị đầy đủ, triệu chứng lâm sàng cải thiện chậm, nguy cơ tái phát và diễn tiến thành hội chứng hậu huyết khối cao. Việc loại bỏ một lượng lớn huyết khối đồng thời tái thông dòng chảy tĩnh mạch sớm có ý nghĩa quan trọng trong việc dự phòng các biến chứng của HKTMS. Ngày nay, các kỹ thuật can thiệp nội mạch đã và đang cho thấy nhiều ưu điểm trong điều trị HKTMS. Đây là một phương pháp điều trị xâm lấn tối thiểu bao gồm nhiều kỹ thuật khác nhau được tiến hành trong một lần can thiệp, cụ thể là đặt lưới lọc tĩnh mạch chủ dưới, tiêu sợi huyết tại chỗ qua catheter, lấy huyết khối cơ học qua da và tái thông hồi lưu tĩnh mạch (nong bóng và đặt stent). Can thiệp nội mạch đã được công nhận là an toàn và hiệu quả, giảm nguy cơ diễn tiến nặng, giúp cải thiện nhanh triệu chứng lâm sàng, rút ngắn thời gian nằm viện, giúp bệnh nhân sớm trở lại cuộc sống bình thường. Ngoài ra, ở những bệnh nhân có tắc nghẽn hồi lưu tĩnh mạch, can thiệp nội mạch giúp tái lập lưu thông (recanalization) tĩnh mạch bình thường, bảo tồn chức năng van tĩnh mạch. Mục tiêu của bài này là giới thiệu tổng quan về các kỹ thuật can thiệp nội mạch trong điều trị HKTMS chi dưới và kinh nghiệm tại Bệnh viện trường Đại học Y-Dược Huế.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Di Nisio M, van Es N, Buller HR. Deep vein thrombosis and pulmonary embolism. Lancet. 2016;388(10063):3060-73.
2. Khan F, Tritschler T, Kahn SR, Rodger MA. Venous thromboembolism. Lancet. 2021;398(10294):64-77.
3. Kim KA, Choi SY, Kim R. Endovascular Treatment for Lower Extremity Deep Vein Thrombosis: An Overview. Korean J Radiol. 2021;22(6):931-43.
4. Goldhaber SZ, Magnuson EA, Chinnakondepalli KM, Cohen DJ, Vedantham S. Catheter-directed thrombolysis for deep vein thrombosis: 2021 update. Vasc Med. 2021;26(6):662-9.
5. Mazzolai L, Aboyans V, Ageno W, Agnelli G, Alatri A, Bauersachs R, et al. Diagnosis and management of acute deep vein thrombosis: a joint consensus document from the European Society of Cardiology working groups of aorta and peripheral vascular diseases and pulmonary circulation and right ventricular function. Eur Heart J. 2018;39(47):4208-18.
6. Ashrafi M, Ahmad SB, Antoniou SA, Khan T, Antoniou GA. Treatment Strategies for Proximal Deep Vein Thrombosis: A Network Meta-analysis of Randomised Controlled Trials. Eur J Vasc Endovasc Surg. 2022;63(2):323-34.
7. Desai KR. Endovascular Management of Acute Iliofemoral Deep Vein Thrombosis: Who Benefits? J Vasc Interv Radiol. 2022;33(10):1171-2.
8. Huang T, Ding W, Chen Z, Yin Y, Yu J, Jin Y, et al. Comparison of Pharmacomechanical Catheter-Directed Thrombolysis versus Catheter-Directed Thrombolysis for the Treatment of Acute Iliofemoral Deep Vein Thrombosis: Measures of Long-Term Clinical Outcome and Quality of Life. Ann Vasc Surg. 2021;76:436-42.
9. Comerota AJ, Kearon C, Gu CS, Julian JA, Goldhaber SZ, Kahn SR, et al. Endovascular Thrombus Removal for Acute Iliofemoral Deep Vein Thrombosis. Circulation. 2019;139(9):1162-73.
10. Vedantham S, Sista AK, Klein SJ, Nayak L, Razavi MK, Kalva SP, et al. Quality improvement guidelines for the treatment of lower-extremity deep vein thrombosis with use of endovascular thrombus removal. J Vasc Interv Radiol. 2014;25(9):1317-25.
11. Kaufman JA, Barnes GD, Chaer RA, Cuschieri J, Eberhardt RT, Johnson MS, et al. Society of Interventional Radiology Clinical Practice Guideline for Inferior Vena Cava Filters in the Treatment of Patients with Venous Thromboembolic Disease: Developed in collaboration with the American College of Cardiology, American College of Chest Physicians, American College of Surgeons Committee on Trauma, American Heart Association, Society for Vascular Surgery, and Society for Vascular Medicine. J Vasc Interv Radiol. 2020;31(10):1529-44.
12. Le TB, Lee TK, Park KM, Jeon YS, Hong KC, Cho SG. Contralateral Deep Vein Thrombosis after Iliac Vein Stent Placement in Patients with May-Thurner Syndrome. J Vasc Interv Radiol. 2018;29(6):774-80.
13. Enden T, Haig Y, Klow NE, Slagsvold CE, Sandvik L, Ghanima W, et al. Long-term outcome after additional catheter-directed thrombolysis versus standard treatment for acute iliofemoral deep vein thrombosis (the CaVenT study): a randomised controlled trial. Lancet. 2012;379(9810):31-8.
14. Vedantham S, Goldhaber SZ, Julian JA, Kahn SR, Jaff MR, Cohen DJ, et al. Pharmacomechanical CatheterDirected Thrombolysis for Deep-Vein Thrombosis. N Engl J Med. 2017;377(23):2240-52.
15. Fujioka S, Kitamura T, Shikata F, Mishima T, Onishi Y, Araki H, et al. Outcomes after Rivaroxaban Treatment of Extensive Deep Vein Thrombosis. Ann Vasc Surg. 2022;85:246-52.
16. Strijkers RH, de Wolf MA, Wittens CH. Risk factors of postthrombotic syndrome before and after deep venous thrombosis treatment. Phlebology. 2017;32(6):384-9.
17. Appelen D, van Loo E, Prins MH, Neumann MH, Kolbach DN. Compression therapy for prevention of postthrombotic syndrome. Cochrane Database Syst Rev. 2017;9(9):CD004174.
18. Visona A, Quere I, Mazzolai L, Amitrano M, Lugli M, Madaric J, et al. Post-thrombotic syndrome. Vasa. 2021;50(5):331-40.