GIÁ TRỊ CỦA PET/CT TRONG CHẨN ĐOÁN TỔN THƯƠNG NGUYÊN PHÁT Ở BỆNH NHÂN CARCINOMA DI CĂN HẠCH CỔ CHƯA RÕ NGUYÊN PHÁT

PHẠM THÀNH LUÂN1,, Đào Tiến Mạnh2, Cao Văn Khánh2, Phạm Viết Hoạt2, Vũ Văn Bắc2
1 VIỆN UNG BƯỚU VÀ Y HỌC HẠT NHÂN, BV QUÂN Y 175
2 Viện Ung bướu và Y học hạt nhân- Bệnh viện Quân y 175

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục đích: Đánh giá vai trò của PET/CT trong chẩn đoán tổn thương nguyên phát và đặc điểm của tổn thương nguyên phát ở những  bệnh nhân (BN) ung thư di căn hạch cổ chưa rõ nguyên phát.


Đối tượng và phương pháp: BN có chẩn đoán Ung thư di căn hạch cổ chưa rõ nguyên phát dựa trên những tiêu chuẩn phù hợp, được chụp PET/CT tại BVQY 175; Hồi cứu và tiến cứu.


Kết quả: 59 bệnh nhân carcinoma di căn hạch cổ chưa rõ nguyên phát được chụp PET/CT, tuổi trung bình là 53.6±13.3. Có 38/59 BN (64.4%) phát hiện được u nguyên phát bằng PET/CT, tuy nhiên chỉ 32/38 bệnh nhân được xác nhận là ác tính (bằng giải phẫu bệnh). Có 5/59 bệnh nhân, PET/CT không gợi ý được tổn thương nhưng sau đó xác định được bướu nguyên phát bằng phương pháp khác. Độ nhạy và độ đặc hiệu của PET/CT lần lượt là 86.5%, 84.3%. Vị trí bướu nguyên phát trong 38 BN được gợi ý trên PET/CT chủ yếu tại vùng đầu cổ (85.7%).


Kết luận: PET/CT là phương tiện chẩn đoán có giá trị cao trong gợi ý tổn thương nguyên phát cho nhóm bệnh nhân carcinoma di căn hạch cổ chưa rõ nguyên phát. U nguyên phát thường gặp nhất là ở vùng đầu cổ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ y tế, (2020), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh lý ung bướu, Nhà xuất bản Y học, tr. 164-217, 487-495.
2. Mai Trọng Khoa và cs, (2012), “Vai trò của PET/CT trong chẩn đoán ung thư chưa rõ nguyên phát”, ULR: https:// ungthubachmaivn/dao-tao--nghien-cuu/vai-tro-cua-petct-trong-chan-doan-ung-thu-chua-ro-nguyen-phathtml, ngày truy cập 25/6/2022.
3. Ngô Văn Đàn và cs, (2020), “Nghiên cứu vai trò và đặc điểm hình ảnh của 18 FDG-PET/CT trong chẩn đoán ung thư chưa rõ nguyên phát”, Tạp chí Ung thư học Việt Nam, số 5-2020, tr. 134-139.
4. Nguyễn Thế Tân và cs, (2020), “Nhận xét kết quả bước đầu vai trò của F18 FDG PET/CT trong phát hiện vị trí tổn thương ở bệnh nhân ung thư chưa rõ nguyên phát tại Bệnh viện K”, Tạp chí Điện quang, số 34, tr. 68-74.
5. Johansen J, Buus S, Loft A, Keiding S, et al, (2008), “Prospective study of 18FDG-PET in the detection and management of patients with lymph node metastases to the neck from an unknown primary tumor. Results from the DAHANCA-13 study”, Head Neck, 30 (4), pp. 471-478.
6. Keller F, Psychogios G, Linke R, Lell M, et al, (2011), “Carcinoma of unknown primary in the head and neck: comparison between positron emission tomography (PET) and PET/CT”, Head Neck, 33 (11), pp. 1569-1575. 7. Kim J H, Choi K Y, Lee S H, Lee D J, et al, (2020), “The value of CT, MRI, and PET-CT in detecting retropharyngeal lymph node metastasis of head and neck squamous cell carcinoma”, BMC Med Imaging, 20 (1), pp. 88.
8. Lee M Y, Fowler N, Adelstein D, Koyfman S, et al, (2020), “Detection and Oncologic Outcomes of Head and Neck Squamous Cell Carcinoma of Unknown Primary Origin”, Anticancer Res, 40 (8), pp. 4207-4214.
9. Maghami E, Ismaila N, Alvarez A, Chernock R, et al, (2020), “Diagnosis and Management of Squamous Cell Carcinoma of Unknown Primary in the Head and Neck: ASCO Guideline”, J Clin Oncol, 38 (22), pp. 2570-2596.
10. Miller F R, Hussey D, Beeram M, Eng T, et al, (2005), “Positron emission tomography in the management of unknown primary head and neck carcinoma”, Arch Otolaryngol Head Neck Surg, 131 (7), pp. 626-629.
11. Motz K, Qualliotine J R, Rettig E, Richmon J D, et al, (2016), “Changes in Unknown Primary Squamous Cell Carcinoma of the Head and Neck at Initial Presentation in the Era of Human Papillomavirus”, JAMA Otolaryngol Head Neck Surg, 142 (3), pp. 223-228.
12. Nassenstein K, Veit-Haibach P, Stergar H, Gutzeit A, et al, (2007), “Cervical lymph node metastases of unknown origin: primary tumor detection with whole-body positron emission tomography/computed tomography”, Acta Radiol, 48 (10), pp. 1101-1108.
13. Rohren E M, Turkington T G, Coleman R E, (2004), “Clinical applications of PET in oncology”, Radiology, 231 (2), pp. 305-332.
14. Rudmik L, Lau H Y, Matthews T W, Bosch J D, et al, (2011), “Clinical utility of PET/CT in the evaluation of head and neck squamous cell carcinoma with an unknown primary: a prospective clinical trial”, Head Neck, 33 (7), pp. 935-940.