VAI TRÒ CỦA PET/CT TRONG UNG THƯ VÚ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Giới thiệu: Ung thư vú là ung thư hàng đầu ở nữ giới. Chârn đoán chính xác giai đoạn giúp điều trị bệnh nhân một cách hiệu quả và có thể kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân. PET/CT là một phương tiện hiệu quả trong chẩn đoán và phân lập giai đoạn ung thư vú.
Mục tiêu: Nghiên cứu này đánh giá mức độ thay đổi giai đoạn của ung thư vú sau khi chụp PET/CT, đồng thời đánh giá mức độ hấp thu FDG theo chỉ số SULmax của các tổn thương.
Đối tượng và phương pháp: Đối tượng nghiên cứu là các bệnh nhân ung thư vú chụp PET/CT trong năm 2020. Những bệnh nhân đươc loại khỏi nghiên cứu gồm những bệnh nhân rơi vào các tình huống sau: ung thư vú 2 bên, có các bệnh ung thư khác, thiếu các thông tin về giai đoạn bệnh, đường huyết khi tiêm phóng xạ lớn hơn 200 mg/dL. Liều FDG dùng cho các bệnh nhân là 0,1mCi/ kg cân nặng. Chụp PET/CT sacn từ đỉnh đầu đến 1/3 trên đùi. Dữ liệu được ghi nhận trước và sau khi chụp. Xử lý dữ liệu với MS Excel và SPSS 25.0. Phương pháp nghiên cứu: hồi cứu, mô tả hàng loạt ca
Kết quả: Sau khi sàng lọc, có 80 bệnh nhân được chọn vào nghiên cứu. Trong đó, 47,5% là các trường hợp ung thư vú trái và 52,5% là các ung thư vú phải. Mục đích chụp PET/CT có 33,8% chụp để chẩn đoán giai đoạn và phần lớn còn lại để đanh giá tái phát, di căn. Sự thay đổi giai đoạn sau chụp PET/CT được ghi nhận là 47,5% với 45% tăng giai đoặn và 2,5% giảm giai đoạn. Khi đánh giá mức độ hấp thu FDG theo SULmax ghi nhận các bướu nguyên phát cho hấp thu cao nhất. Trong các phân nhóm sinh học, phân nhóm tam âm có mức hấp thu trung bình cao nhất. Về các tổn thương di căn phát hiện được thì di căn phổi – màng phổi chiếm tỉ lệ cao nhất với 38,25%. Ngoài ra, còn phát hiện 26,27 % các trường hợp di căn từ hai vị trí trở lên.
Kết luận: PET/CT đã giúp cho gần một nửa số bệnh nhân được phân loại giai đoạn chính xác và nhận được điều trị đúng mức. Đồng thời các bệnh nhân còn lại cũng được an tâm điều trị theo chiến lược hiện tại. PET/CT còn giúp đánh giá mức độ chuyển hoá glucose của các tổn thương ác tính hoặc phát hiện sớm các tổn thương tái phát, di căn khi chưa có thay đổi về hình thái.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
PET/CT, ung thư vú, đánh giá tái phát di căn, BV Ung Bướu
Tài liệu tham khảo
2. M. S. M. J. A. William J. Gradishar, "NCCN Guidelines Version 5.2023," National Comprehensive Cancer Network, 2023.
3. E. L. Rosen, "FDG PET, PET/CT, and Breast Cancer Imaging," RG f Volume 27 Special Issue.
4. G. Ulaner, "PET/CT for patient with breast cancer: where is the clinical impact ?," American Journal of Roentgenology, , Vols. August 2019, V 213, Number 2, 2019.
5. M. Shawky, "Role of positron-emission tomography/ computed tomography (PET/CT) in breast cancer," Egyptian Journal of Radiology and Nuclear Medicine (2020) 51:125, 2020.
6. A. K. B. V. T. W. N. K. D. T. T. B. M. Bernsdorf1, "Preoperative PET/CT in early-stage breast cancer," in Published by Oxford University Press on behalf of the European Society for Medical Oncology, Copenhagen, 21 July 2011.
7. K. Paydary, "The Evolving Role of FDG-PET/CT in the Diagnosis, Staging, and Treatment of Breast Cancer," Molecular Imaging and Biology volume 21, pages1–10(2019), 2019.
8. J. H. O. a. R. Wahl, "Practical PERCIST 1.0," Society of Nuclear Medicine, vol. Vol. 54, no. Issue supplement 2, 2013.
9. D. Groheux, "18F-FDG PET/CT for Staging and Restaging of Breast Cancer," J Nucl Med , vol. 2016; 57:17S–26S, 2016.
10. C. D. c. Edouard Depardon, "FDG PET/CT for prognostic stratification of patients with metastatic breast cancer treated with first line systemic therapy: Comparison of EORTC criteria and PERCIST," PLOS ONE, July 16, 2018.