18FDG-PET/CT TRONG ĐÁNH GIÁ GIAI ĐOẠN VÀ ĐÁP ỨNG ĐIỀU TRỊ U LYMPHO ÁC TÍNH KHÔNG HODGKIN NGOÀI HẠCH

Mai Hồng Sơn1, Lê Ngọc Hà1,
1 Khoa Y học hạt nhân bệnh viện Trung ương quân đội 108

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

TÓM TẮT
Mục đích: Mục đích nghiên cứu nhằm tìm hiểu giá trị của 18F-FDG PET/CT trong đánh giá tổn thương trước điều trị và đáp ứng điều trị hóa chất ở bệnh nhân u lympho không Hodgkin ngoài hạch.
Phương pháp: 38 bệnh nhân u lympho ác tính không - Hodgkin ngoài hạch, tế bào B được lựa chọn vào nghiên cứu từ tháng 12/2013 đến tháng 1/2016. Tất cả bệnh nhân trong nghiên cứu được chụp 18F-FDG PET/CT toàn thân tại các thời điểm trước điều trị, sau điều trị hoá chất 3 chu kỳ và 6 chu kỳ. Đánh giá giai đoạn bệnh theo tiêu chuẩn Ann Aborr sửa đổi và đánh giá mức độ đáp ứng điều trị được dựa trên tiêu chuẩn Lugano.
Kết quả: Đánh giá giai đoạn ban đầu cho thấy có 13,2% bệnh nhân ở giai đoạn IE, 7,9% ở giai đoạn IIE, 21,1% ở giai đoạn IIIE và có tới 57,9% ở giai đoạn IV. Sau khi chụp PET/CT có 56,2% số bệnh nhân được chẩn đoán tăng giai đoạn so với CT và 26,3% bệnh nhân được thay đổi chiến thuật điều trị. PET/CT và CT có sự phù hợp trong chẩn đoán u lympho ác tính ngoài hạch ở mức trung bình kappa = 0,45. Sau 6 chu kỳ hóa chất có 26 bệnh nhân đáp ứng hoàn toàn, 7 bệnh nhân đáp ứng một phần và 5 bệnh nhân tiến triển. Kết quả PET/CT sau 3 chu kỳ hóa chất có mối liên hệ với kết quả PET/CT sau 6 chu kỳ hóa chất có xu hướng có ý nghĩa thống kê với p = 0,4.
Kết luận: 18F-FDG PET/CT có giá trị hơn CT trong đánh giá giai đoạn trước điều trị ở bệnh nhân u lympho ác tính ngoài hạch, có vai trò quan trọng trong đánh giá đáp ứng sớm và đánh giá đáp ứng sau 6 chu kỳ hóa chất.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Boellaard R. et al. (2010), “FDG PET and PET/CT: EANM procedure guidelines for tumour PET imaging: version 1.0”, Eur J Nucl Med Mol Imaging. 37 (1), pp. 181-200.
[2] Cronin C. G. et al. (2010), “Clinical utility of PET/CT in lymphoma”, AJR Am J Roentgenol. 194 (1), pp. W91-W103.
[3] Haioun C. et al. (2005), “[18F]fluoro-2-deoxy-D-glucose positron emission tomography (FDG-PET) in aggressive
lymphoma: an early prognostic tool for predicting patient outcome”, Blood. 106 (4), pp. 1376-1381.
[4] Wahl R. L. et al. (2009), “From RECIST to PERCIST: Evolving Considerations for PET response criteria in solid tumors”, J Nucl Med. 50 Suppl 1, pp. 122s-150s.
[5] Cheson B. D. (2015), “Staging and response assessment in lymphomas: the new Lugano classification”, Chin Clin Oncol. 4 (1), pp. 5.
[6] Omur O. et al. (2014), “Fluorine-18 fluorodeoxyglucose PET-CT for extranodal staging of non-Hodgkin and
Hodgkin lymphoma”, Diagn Interv Radiol. 20 (2), pp. 185-192.
[7] Pregno P. et al. (2012), “Interim 18-FDG-PET/CT failed to predict the outcome in diffuse large B-cell lymphoma patients treated at the diagnosis with rituximab-CHOP”, Blood. 119 (9), pp. 2066-2073.
[8] Schaefer N. G. et al. (2004), “Non-Hodgkin Lymphoma and Hodgkin Disease: Coregistered FDG PET and CT
at Staging and Restaging—Do We Need Contrast-enhanced CT?”, Radiology. 232 (3), pp. 823-829.
[9] Society. A. C. (2009), “Cancer Facts & Figures”, 008. Available at: http://www.cancer.org/downloads/ STT/2008CAFFfinalsecured.pdf. Accessed March 11, 2009.