GIÁ TRỊ CỘNG HƯỞNG TỪ PHỔ TRONG CHẨN ĐOÁN UNG THƯ TUYẾN TIỀN LIỆT

Lê Văn Phước1, Bùi Anh Thắng2, Bùi Ngọc Thuấn3,
1 Bệnh viện Chợ Rẫy
2 Đại học y khoa Phạm Ngọc Thạch
3 Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

TÓM TẮT
Mục tiêu: Mục tiêu của nghiên cứu là xác định giá trị của cộng hưởng từ phổ trong chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt, đặc biệt phân biệt tổn thương lành và ác của tuyến tiền liệt.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Trong thời gian 4/2014-6/2016, có 25 bệnh nhân có PSA cao hoặc lâm sàng nghi ngờ được chụp cộng hưởng từ phổ tuyến tiền liệt. Kết quả được đối chiếu với kết quả sinh thiết TRUS. Chúng tôi so sánh hai nhóm (ung thư/PCa và không ung thư/PNCa) với biến: tỉ số (Choline+Creatine)/ Citrate. Phân tích đường cong ROC để tìm giá trị CHTP trong phân biệt PCa và PNCa.
Kết quả: Tuổi bệnh nhân từ 40 đến 89 (trung bình 71±12 tuổi). 08 bệnh nhân có kết quả giải phẫu bệnh PNCa (32%), 17 bệnh nhân PCa (68%). Giá trị trung bình tỉ số (Choline+Creatine)/ Citrate của tổn thương PNCa và PCa lần lượt là 0.5±0.31 và 2.64±1.22. Giá trị tỉ số (Choline+Creatine)/Citrate của tổn thương PCa cao hơn có ý nghĩa so với tổn thương PNCa (p<0,05). Trên đường cong ROC, với ngưỡng tỉ số (Choline+Creatine)/ Citrate là 0.84, để phân biệt tổn thương PCa và PNCa, cộng hưởng từ phổ có độ nhạy 94.1%, độ đặc hiệu 87.5%.
Kết luận: Cộng hưởng từ phổ có thể sử dụng phân biệt mô lành và mô ác của tuyến tiền liệt với độ chính xác cao.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Amita Shukla-Dave. “Detection of prostate cancer with MR Spectroscopy Imaging: An expanded with paradigm incorporating Polyamines’’. RSNA. Radiology: Volume 245: Number 2—November 2007.
2. Arumugam Rajesh et al. “MR imaging and MR spectroscopic imaging of prostate cancer”. Magn Reson Imaging Clin N Am 12 (2004) 557–579
3. Daniel M. Cornfeld et al. “MR Imaging of the Prostate: 1.5T versus 3T”. Magn Reson Imaging Clin N Am 15 (2007) 433– 448.
4. Jaime Araujo Oliveira Neto et al, “Multiparametric Magnetic Resonance Imaging of the Prostate”. Magn
Reson Imaging Clin N Am 21 (2013) 409–426
5. John Kurhanewicza et al. “Multiparametric magnetic resonance imaging in prostate cancer: present and future”. NIH-PA 2008 January ; 18(1): 71–77
6. Peter R. Carroll, Fergus V. Coakley, John Kurhanewicz. “Magnetic Resonance Imaging and Spectroscopy
of Prostate Cancer”. Rev Urol. 2006;8(suppl 1):S4-S10
7. Nagarajan et al. “MR Spectroscopic Imaging of Peripheral Zone in Prostate Cancer Using a 3T MRI Scanner: Endorectal versus External Phased Array Coils”. Magnetic Resonance Insights 2013:6 51–58
8. Riches SF (2015). “Multivariate modelling of prostate cancer combining magnetic resonance derived T2, diffusion, dynamic contrast-enhanced and spectroscopic parameters”, European Radiology, 25(5), pp.1247-1256
9. Yuranga Weerakkody◉ and Paresh K Desai et al. “MR spectroscopy in prostate cancer”. Radiopedia.