NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SIÊU ÂM ĐƯỜNG THÔNG ĐỘNG TĨNH MẠCH BÊN TẬN Ở CẲNG TAY TRÊN BỆNH NHÂN SUY THẬN MẠN LỌC MÁU CHU KỲ

Bs Nguyễn Thị Phương Uyên1, Bs Nguyễn Phước Bảo Quân1
1 Bệnh viện Trung ương Huế

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm siêu âm đường thông động mạch quay - tĩnh mạch đầu sau mổ 2 tuần và 3 tuần trên bệnh nhân suy thận mạn có chỉ định lọc máu chu kỳ.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu trên 34 bệnh nhân suy thận mạn có chỉ định lọc máu chu kỳ, được mổ tạo thông nối động mạch quay - tĩnh mạch đầu bên tận ở cẳng tay, được siêu âm sau mổ 2 tuần và 3 tuần từ tháng 4/2016 đến tháng 7/2017, tại khoa Thận nhân tạo bệnh viện Trung Ương Huế.
Kết quả: Độ tuổi trung bình của bệnh nhân 45,79 ± 14,59 tuổi; nam chiếm 47,10%, nữ chiếm 52,90%. Tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường là 5,88%. Đường kính tĩnh mạch dẫn lưu sau mổ 2 tuần là 4,96 ± 0,88 mm và sau 3 tuần là 5,40 ± 0,99 mm (p < 0,05); lưu lượng tĩnh mạch dẫn lưu sau mổ 2 tuần và 3 tuần là 531,33 ± 162,40 ml/p và 666,56 ± 260 ml/p (p < 0,05). Tỷ lệ đường thông động tĩnh mạch trưởng thành sau mổ 3 tuần là 82,35%. Bất thường đường thông động tĩnh mạch (Đ-TM) gặp nhiều nhất là hẹp ở tĩnh mạch dẫn lưu và miệng nối.
Kết luận: Siêu âm giúp đánh giá lưu lượng qua thông nối Đ-TM và đồng thời phát hiện một số nguyên nhân sớm gây bất thường thông nối Đ-TM, giúp các bác sĩ lâm sàng theo dõi và có định hướng điều trị cho bệnh nhân.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lê Thị Huệ (2014), Nghiên cứu đặc điểm siêu âm lỗ dò động mạch quay - tĩnh mạch đầu ở bệnh nhân lọc máu chu kỳ, Luận văn Thạc sĩ Trường Đại học Y Dược Huế, Huế.
2. Nguyễn Sanh Tùng (2010), Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật tạo rò động - tĩnh mạch ở cẳng tay để chạy thận nhân tạo chu kỳ, Luận án Tiến sĩ Y học, Học viện Quân y, Hà Nội.
3. Allon M (2007), “Current Management of Vascular Access”, Clinical Journal of the American Society of Nephrology. 2(4), pp. 786-800.
4. Iyem H (2011), “Early follow-up results of arteriovenous fistulae created for hemodialysis”, Vascular Health and Risk Management. 7, pp. 321-325.
5. NKF-KDQI (2006), “Clinical Practice Guidelines For Vascular Access”, Clinical Practice Guidelines and Recommendations, pp. 249.
6. Shemesh D, Zigelman C, Olsha O,Alberton J (2003), “Primary forearm arteriovenous fistula for hemodialysis access — an integrated approach to
improve outcomes”, Cardiovascular Surgery. 11(1), pp. 35-41.
7. Tordoir JHM, Bode AS,van Loon MM (2015), “Preferred Strategy for Hemodialysis Access Creation in Elderly Patients”, European Journal of Vascular and Endovascular Surgery. 49(6), pp. 738-743.
8. Toregeani JF, Kimura CJ,Shiraku K (2008), “Evaluation of hemodialysis arteriovenous fistula maturation by color flow doppler ultrasound”, J Vasc
Bras. 7(3), pp. 203-213.
9. Vardza Raju A, Kyin May K, Htet Zaw M,Capistrano Canlas C (2013), “Reliability of Ultrasound Duplex for Detection of Hemodynamically Significant Stenosis in Hemodialysis Access”, Annals of Vascular Diseases. 6(1), pp. 57-61.
10. Wong V, Ward R,Taylor J (1996), “Factors associated with early failure of arteriovenous fistulae for haemodialysis access”, European Journal of Vascular and Endovascular Surgery. 12(2), pp. 207-213.
11. Yerdel MA, Kesenci M, Yazicioglu KM,Döşeyen Z (1997), “Effect of haemodynamic variables on surgically created arteriovenous fistula flow”, Nephrology Dialysis Transplantation. 12(8), pp. 1684-1688.