NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SIÊU ÂM ĐƯỜNG THÔNG ĐỘNG TĨNH MẠCH BÊN TẬN Ở CẲNG TAY TRÊN BỆNH NHÂN SUY THẬN MẠN LỌC MÁU CHU KỲ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm siêu âm đường thông động mạch quay - tĩnh mạch đầu sau mổ 2 tuần và 3 tuần trên bệnh nhân suy thận mạn có chỉ định lọc máu chu kỳ.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu trên 34 bệnh nhân suy thận mạn có chỉ định lọc máu chu kỳ, được mổ tạo thông nối động mạch quay - tĩnh mạch đầu bên tận ở cẳng tay, được siêu âm sau mổ 2 tuần và 3 tuần từ tháng 4/2016 đến tháng 7/2017, tại khoa Thận nhân tạo bệnh viện Trung Ương Huế.
Kết quả: Độ tuổi trung bình của bệnh nhân 45,79 ± 14,59 tuổi; nam chiếm 47,10%, nữ chiếm 52,90%. Tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường là 5,88%. Đường kính tĩnh mạch dẫn lưu sau mổ 2 tuần là 4,96 ± 0,88 mm và sau 3 tuần là 5,40 ± 0,99 mm (p < 0,05); lưu lượng tĩnh mạch dẫn lưu sau mổ 2 tuần và 3 tuần là 531,33 ± 162,40 ml/p và 666,56 ± 260 ml/p (p < 0,05). Tỷ lệ đường thông động tĩnh mạch trưởng thành sau mổ 3 tuần là 82,35%. Bất thường đường thông động tĩnh mạch (Đ-TM) gặp nhiều nhất là hẹp ở tĩnh mạch dẫn lưu và miệng nối.
Kết luận: Siêu âm giúp đánh giá lưu lượng qua thông nối Đ-TM và đồng thời phát hiện một số nguyên nhân sớm gây bất thường thông nối Đ-TM, giúp các bác sĩ lâm sàng theo dõi và có định hướng điều trị cho bệnh nhân.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Thông nối động mạch quay - tĩnh mạch đầu, lọc máu chu kỳ.
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Sanh Tùng (2010), Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật tạo rò động - tĩnh mạch ở cẳng tay để chạy thận nhân tạo chu kỳ, Luận án Tiến sĩ Y học, Học viện Quân y, Hà Nội.
3. Allon M (2007), “Current Management of Vascular Access”, Clinical Journal of the American Society of Nephrology. 2(4), pp. 786-800.
4. Iyem H (2011), “Early follow-up results of arteriovenous fistulae created for hemodialysis”, Vascular Health and Risk Management. 7, pp. 321-325.
5. NKF-KDQI (2006), “Clinical Practice Guidelines For Vascular Access”, Clinical Practice Guidelines and Recommendations, pp. 249.
6. Shemesh D, Zigelman C, Olsha O,Alberton J (2003), “Primary forearm arteriovenous fistula for hemodialysis access — an integrated approach to
improve outcomes”, Cardiovascular Surgery. 11(1), pp. 35-41.
7. Tordoir JHM, Bode AS,van Loon MM (2015), “Preferred Strategy for Hemodialysis Access Creation in Elderly Patients”, European Journal of Vascular and Endovascular Surgery. 49(6), pp. 738-743.
8. Toregeani JF, Kimura CJ,Shiraku K (2008), “Evaluation of hemodialysis arteriovenous fistula maturation by color flow doppler ultrasound”, J Vasc
Bras. 7(3), pp. 203-213.
9. Vardza Raju A, Kyin May K, Htet Zaw M,Capistrano Canlas C (2013), “Reliability of Ultrasound Duplex for Detection of Hemodynamically Significant Stenosis in Hemodialysis Access”, Annals of Vascular Diseases. 6(1), pp. 57-61.
10. Wong V, Ward R,Taylor J (1996), “Factors associated with early failure of arteriovenous fistulae for haemodialysis access”, European Journal of Vascular and Endovascular Surgery. 12(2), pp. 207-213.
11. Yerdel MA, Kesenci M, Yazicioglu KM,Döşeyen Z (1997), “Effect of haemodynamic variables on surgically created arteriovenous fistula flow”, Nephrology Dialysis Transplantation. 12(8), pp. 1684-1688.